Kinh Nghiệm Chuẩn Bị Đồ Đi Sinh Mổ “Chuẩn Không Cần Chỉnh”

06 thg 12 2019 11:55

Để chuẩn bị đồ đi sinh mổ đầy đủ nhất cho mẹ và bé thì mẹ bầu nên thực hiện sớm khi còn rảnh rỗi để tránh bị cập rập. Bên cạnh đó, thời gian nằm lại bệnh viện có thể sẽ kéo dài hơn dự tính để đảm bảo vết mổ có đủ thời gian phục hồi. Cho nên, số lượng vật dụng mẹ bầu cần chuẩn bị sao cho hợp lý. Mẹ hãy cùng lên danh sách ngay từ bây giờ nhé.

Chuẩn bị đồ đi đẻ mổ cho mẹ

Vì thời gian ở lại trong bệnh viện của các mẹ bầu sinh mổ sẽ lâu hơn khoảng 5 ngày so với các mẹ sinh thường. Vì thế, việc chuẩn bị đồ đi sinh mổ sẽ có phần nhiều và “dư giả” hơn để giúp mẹ có thể sử dụng thoải mái cho những ngày nằm viện.

Việc chuẩn bị đồ đi sinh mổ sẽ có phần nhiều và “dư giả” hơn

Trong đó, mẹ bầu cần mang những đồ dùng dưới đây:

Những giấy tờ cần thiết cho mẹ đi sinh mổ

 Mẹ bầu cần mang đầy đủ các loại giấy tờ, hồ sơ, sổ khám thai, kết quả siêu âm, xét nghiệm,... kể từ những ngày đầu tiên đi khám thai và sắp xếp theo thứ tự từng tuần từ nhỏ đến lớn để bác sĩ dễ dàng theo dõi. 

 Mẹ cần lưu ý, trước khi có ý định đi sinh ở bệnh viện nào thì hãy lên kế hoạch khám thai tại bệnh viện đó ít nhất từ 4  8 tuần gần nhất trước sinh để các bác sĩ theo dõi tình hình và tiến hành làm hồ sơ đi sinh. Và qua đó, hãy cố gắng ghi nhớ số hồ sơ sinh hoặc mã số bệnh nhân của mình để nhân viên y tế có thể dễ dàng tra cứu trong trường hợp mẹ nhập viện cấp cứu để chuẩn bị sinh.

 Các giấy tờ tùy thân khác của mẹ bầu cần mang theo bao gồm:

  • Bản gốc và bản photo của chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân, thẻ bảo hiểm y tế, sổ hộ khẩu (mỗi loại photo 2 bản).
  • Chuẩn bị tiền viện phí để đóng tạm ứng và chi tiêu lặt vặt khi nằm viện, cùng dự phòng các khoản tiền phát sinh khác.

 Một lưu ý nhỏ cho mẹ bầu là đối với các loại giấy tờ quan trọng, mẹ nên cất riêng ở một chỗ trong nhà, để ở nơi an toàn nhưng dễ tìm dễ thấy. Cần có ít nhất có hơn 1 người khác ngoài mẹ biết chỗ cất giữ này. Còn khi đi bệnh viện để khám định kỳ, hoặc đến lúc chuẩn bị lên bàn sinh, mẹ hãy dặn dò người nhà cầm hộ, nhằm tránh rơi mất, thất lạc khi đi lại ở trong bệnh viện nhé.

Mẹ bầu cần mang đầy đủ các loại hồ sơ, sổ khám thai,... để vào viện nhé

Đồ dùng cá nhân mang theo cho mẹ sinh mổ

 Thông thường, mẹ bầu đi sinh sẽ mặc đồ của bệnh viện, tuy nhiên mẹ cũng nên mang theo 1 vài bộ váy suông hoặc áo có cúc để mặc và thay được dễ dàng hơn. Mách nhỏ cho mẹ biết rằng, nếu mặc váy dài sẽ thoải mái và tiện dụng hơn so với mặc quần nhé, kể cả là quần rộng đi chăng nữa.

 Mẹ nên mang thêm áo khoác đề phòng khi lạnh, mũ đội đầu, khăn quàng cổ loại mỏng và vài đôi tất chân.

 Các loại đồ dùng cá nhân của mẹ như: Bàn chải, kem đánh răng, lược, xà bông, khăn mặt, khăn tắm, quần lót (nên sử dụng loại quần lót giấy dùng 1 lần sẽ tiện dụng và vệ sinh hơn), 3 chiếc băng vệ sinh dành cho mẹ sau sinh dùng, khoảng 5 chiếc bỉm người lớn dùng cho 2 ngày đầu sau khi sinh, 1 gói băng vệ sinh loại dày để dùng trong những ngày sau đó, dung dịch vệ sinh cho phụ nữ, miếng lót,... 

 Một vài miếng lót để thấm sữa, đề phòng khi sữa mẹ bị chảy nhiều hoặc bị rỉ sữa.

 Thông thường, thời gian sau khi sinh mổ, sữa mẹ vẫn chưa về kịp cho nên các mẹ cần chuẩn bị thêm cả máy hút sữa đề phòng trường hợp bị tắc tia sữa nhé.

 Mẹ nên mang theo một ít đồ ăn nhẹ như: một vài thanh granola, mận khô, bánh mì sandwich hoặc bất cứ thứ đồ ăn nào có chất xơ để đề phòng khi bị đói.  Trên thực tế, mẹ bầu hãy ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và ít chất béo nhất có thể trong thời gian khoảng 3  4 ngày trước khi sinh mổ.

 Mẹ hãy mang theo thiết bị phát nhạc, sách truyện hoặc bất cứ thứ gì giúp mẹ có thể thư giãn, thoải mái nhằm tránh căng thẳng trong thời điểm trước hoặc sau khi sinh.

Chuẩn bị đồ dùng sơ sinh cho bé

 Đồ dùng cho bé khi đi sinh thường hay khi sinh mổ cũng không có nhiều khác biệt. Nhưng mẹ bầu cần hoàn tất việc chuẩn bị này trước ngày dự sinh ít nhất là 2 tuần. Việc làm này giúp cho mẹ có đủ thời gian để chuẩn bị chu đáo hơn và đề phòng trường hợp chẳng may mẹ bỗng nhiên có dấu hiệu chuyển dạ sinh sớm. 

 Mẹ bầu cần chuẩn bị:

  • 3 bộ quần áo sơ sinh cho bé loại có cúc: Thường thì bé sẽ sử dụng đồ dùng của bệnh viện nhưng mẹ cũng nên chuẩn bị thêm cho bé khi quần áo của bệnh viện bị bẩn mà nhân viên y tế chưa kịp tắm hay thay cho bé được. Mẹ cũng cần chuẩn bị quần áo để mặc cho bé khi đi ra viện. 
  •  Ngoài ra, có thể phát sinh một số trường hợp đặc biệt ngoài dự kiến, cả mẹ và bé phải sẽ ở lại bệnh viện lâu hơn do mẹ cần hồi phục sau sinh mổ, nên có thể mang thêm nhiều quần áo cho con.
  •  Mẹ nên mang theo 2 cái chăn dù bệnh viện khá ấm nhưng vẫn cần đề phòng trường hợp mẹ buộc phải rời khỏi giường thì em bé sẽ bị lạnh.
  •  Trẻ sơ sinh sẽ rất hay đi tiểu nên mẹ bầu cần chuẩn bị khoảng 5  7 chiếc tã giấy loại dành riêng cho trẻ sơ sinh, tã vải loại dán hoặc tã quấn chéo.
  •  3 bộ băng kẹp rốn.
  •  5 bộ mũ, vớ tay chân: Mẹ nên lộn trái những chiếc vớ tay chân, cắt thật sạch những sợi chỉ thừa để những sợi chỉ này không bị quấn và siết chặt vào ngón tay và chân bé, đôi khi có thể dẫn đến hoại tử.

Đồ dùng cho bé khi đi sinh mổ cũng không khác so với sinh thường

  •  20 chiếc khăn sữa cho bé, dùng để lau những vết bẩn dính trên người bé và có thể lau ngực cho mẹ.
  •  1 hộp sữa bột dành cho trẻ sơ sinh từ 0  6 tháng: Phòng khi mẹ sau sinh chưa có sữa hoặc mẹ mới sinh mổ chưa thể ẵm để cho bé bú trực tiếp.
  •  Một số vật dụng cần thiết khác như: Chậu nhỏ, vài cái ly và muỗng inox dành để pha sữa, gạc để rơ lưỡi, nước muối sinh lý, tấm lót chống thấm cho bé, kem chống hăm da,...

 Mẹ bầu cũng cần lưu ý thêm rằng: Những đồ dùng chuẩn bị cho bé cần được giặt thật sạch và kiểm tra thật cẩn thận trước khi sử dụng để có thể bảo vệ an toàn cho bé. Và mẹ cũng đừng nên lo lắng quá nhiều về những thứ cần mang theo, thực tế mẹ luôn có thể nhờ chồng hoặc người thân mang đến giúp nếu lỡ quên hoặc phát sinh thêm một vài thứ gì đó.

Một số lời khuyên dành cho mẹ bầu chuẩn bị đồ đi sinh mổ

Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho cuộc vượt cạn sắp tới của mình, mẹ bầu nên nắm rõ những lưu ý quan trọng dưới đây:

 Trước khi tiến hành sinh mổ khoảng 8 tiếng, mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn uống gì, kể cả những thức ăn đặc hay loãng. Vì khi tiến hành gây mê, nếu dạ dày mẹ có chứa thức ăn thì có thể gây ra hiện tượng trào ngược dạ dày, thậm chí gây khả năng gây đột tử cao do mẹ bị tắc nghẽn đường thở, đây là tình huống cực kỳ nguy hiểm. Vậy nên, mẹ bầu cần đặc biệt quan tâm đến những vấn đề ăn uống của mình trước khi sinh.

 Những ngày trước khi lên bàn mổ, mẹ cũng chỉ nên ăn các loại thức ăn dễ tiêu, tuyệt đối không dùng các loại thực phẩm có nhiều chất xơ, chất béo hay các loại đồ ngọt, hoa quả như cam, quýt, lê,... và chỉ dùng thuốc hoặc nước theo hướng dẫn, chỉ định của bác sĩ.

Những ngày trước khi phẫu thuật, mẹ chỉ nên ăn các loại đồ ăn dễ tiêu

 Mẹ bầu và gia đình nên tìm hiểu các dịch vụ có sẵn của bệnh viện để tránh tình trạng chuẩn bị đồ đi sinh mổ dư thừa, không cần thiết.

 Việc vệ sinh lông ở vùng kín của mẹ bầu sẽ được nhân viên bệnh viện thực hiện trước khi mẹ lên bàn mổ. Tuy nhiên, mẹ hoàn toàn có thể trao đổi với các hộ lý hoặc bác sĩ nếu như có những yêu cầu riêng hoặc muốn tự cá nhân thực hiện.

 Đồ trang điểm, sơn móng tay, vòng nhẫn hay đồ trang sức hoàn toàn không cần thiết khi mẹ bầu đi sinh. Và để tránh những rủi ro không đáng có, mẹ bầu nên để chúng ở nhà khi chuẩn bị đến bệnh viện nhé!

Những lưu ý mẹ cần nhớ sau khi sinh mổ

Một ca sinh mổ thông thường sẽ chỉ kéo dài khoảng 20 phút và mẹ bầu sẽ không có cảm giác đau đớn gì vì đã được gây tê trong suốt quá trình thực hiện. Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý những vấn đề chủ yếu sau đây:

 Có thể mẹ sẽ có cảm giác khó chịu như buồn nôn, ngứa toàn thân do quá trình gây tê hoặc do vết mổ bị nhiễm trùng. Lúc này, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ để sử dụng các loại thuốc phù hợp mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

 Mẹ cũng đừng quá chú ý đến các cơn đau của mình mà hãy suy nghĩ thật tích cực, lạc quan để tránh bị trầm cảm sau sinh.

Mẹ hãy suy nghĩ thật tích cực, thoải mái để tránh bị trầm cảm sau sinh

 Việc di chuyển được thực hiện sau khi sinh mổ khoảng 24 tiếng sẽ giúp mẹ tránh được tình trạng máu đông, dính ruột hoặc táo bón. Tuy nhiên, mẹ bầu không nên tự ý xuống giường một mình vì tác dụng của thuốc tê vẫn còn, có thể khiến mẹ bị chóng mặt, hoa mắt, mất thăng bằng gây té ngã rất nguy hiểm và tuyệt đối tránh gập người xuống phía trước, mẹ nhé.

 Thuốc giảm đau, thuốc tê chỉ tới một thời gian nhất định sẽ hết tác dụng, vì thế mẹ sẽ bắt buộc phải chịu đựng một vài cơn đau đớn tự nhiên khi tử cung co bóp, đẩy hết sản dịch ra ngoài. 

Kết luận

Để yên tâm cho cuộc vượt cạn, mẹ nên chuẩn bị đồ đi sinh mổ thật đầy đủ và tinh tươm từ sớm. Sau đó, mẹ hãy kiểm tra lại 1 lần nữa để có thể bổ sung nếu còn thiếu sót. Mẹ hãy hãy trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về giai đoạn sinh con, cũng như biết cách để giữ vững tinh thần khi những cơn đau chuyển dạ kéo đến. Chúc mẹ bầu sẽ có một cuộc vượt cạn thành công mỹ mãn.

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

Thai giáo 3 tháng giữa: Bí quyết tối ưu hóa sự phát triển của bé

12 thg 9 2024 15:28

Thai giáo 3 tháng giữa được coi là thời điểm quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Đây là giai đoạn mà bé bắt đầu hình thành các giác quan và nhận thức về thế giới xung quanh. Thai giáo trong giai đoạn này không chỉ giúp kích thích não bộ và cảm xúc của bé mà còn tạo ra mối liên kết tình cảm sâu sắc giữa mẹ và thai nhi. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá những bí quyết quan trọng giúp mẹ bầu tận dụng tối đa giai đoạn quý giá này, từ đó xây dựng nền tảng vững chắc cho sự khởi đầu cuộc sống mới của trẻ.
Đọc tiếp
Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

Thời điểm vàng thoa kem ngừa bị rạn da khi mang thai đạt hiệu quả nhất

12 thg 9 2024 00:00

Bị rạn da khi mang thai là một hiện tượng phổ biến mà nhiều phụ nữ phải đối mặt trong quá trình mang thai. Mặc dù rạn da không gây hại cho sức khỏe, nhưng chúng có thể ảnh hưởng đến tâm lý và sự tự tin của các bà bầu. Vì vậy, việc ngăn ngừa rạn da từ sớm trở thành một chủ đề quan trọng, giúp phụ nữ chuẩn bị tốt hơn cho những thay đổi của cơ thể trong suốt thai kỳ. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá nguyên nhân cũng như bật mí thời điểm vàng để bắt đầu chăm sóc da để giảm thiểu nguy cơ hình thành rạn da.
Đọc tiếp
Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

Bỏ túi tips hay ho giúp giảm cảm cho bà bầu ngay tại nhà

10 thg 9 2024 23:15

Giảm cảm cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm đặc biệt vì nhiều lý do khác nhau. Hơn thế, trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ có thể yếu hơn, khiến họ dễ mắc bệnh hơn. Giảm cảm không chỉ giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng như nghẹt mũi, ho và đau họng mà còn an toàn cho cả mẹ và bé. Bài viết dưới đây sẽ mách bầu một số phương pháp giải cảm hiệu quả ngay tại nhà.
Đọc tiếp
Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

Các phương pháp giảm ho cho bà bầu được khuyến cáo áp dụng ngay tại nhà

09 thg 9 2024 11:38

Giảm ho cho bà bầu là vô cùng quan trọng, vì bệnh ho không chỉ ảnh hưởng đến bà bầu mà còn đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc gặp phải các triệu chứng như ho là điều không thể tránh khỏi. Do đó, việc tìm hiểu các biện pháp giảm ho an toàn, hiệu quả là rất cần thiết. Trong bài viết này, sẽ khám phá những nguyên nhân gây ho, các phương pháp tự nhiên và mẹo dân gian giúp giảm ho an toàn cho bà bầu. Từ đó, góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho một thai kỳ khỏe mạnh và thoải mái.
Đọc tiếp
Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

Mẹo hay giảm đau đầu cho bà bầu hiệu quả ngay tại nhà

07 thg 9 2024 16:43

Giảm đau đầu cho bà bầu là một trong những vấn đề được quan tâm phổ biến do thường gặp phải trong thai kỳ. Những cơn đau này có thể gây khó chịu, làm giảm chất lượng cuộc sống và ảnh hưởng đến tâm trạng của mẹ. Do đó, việc tìm kiếm các phương pháp an toàn và hiệu quả để giảm đau đầu cho bà bầu là rất quan trọng. Bài viết này sẽ cung cấp những biện pháp tự nhiên và an toàn giúp giảm thiểu triệu chứng đau đầu, đồng thời bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Đọc tiếp