Cách Tắm Cho Trẻ Sơ Sinh Chưa Rụng Rốn Chuẩn Nhất

26 thg 12 2019 15:13

Trẻ sơ sinh mới ra đời còn non yếu, mẹ cần phải hết sức cẩn thận trong quá trình chăm sóc cũng như vệ sinh cho bé yêu. Vậy, mẹ có được tắm cho bé sơ sinh khi chưa rụng rốn? Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn có giống với cách tắm cho trẻ nhỏ thông thường không? Mời các mẹ hãy tìm câu trả lời cụ thể trong bài viết dưới đây!

Tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn có thực sự cần thiết?

 Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cực kỳ quan trọng vì trẻ chưa rụng rốn sẽ rất dễ bị nhiễm khuẩn. Do đó, mẹ cần hết sức cẩn thận, làm sao cho con yêu vừa an toàn vừa sạch sẽ.

 Thông thường, khi vừa mới chào đời, các bé sơ sinh cũng chưa cần phải tắm ngay. Các nữ hộ lý thường dùng khăn bông mềm và sạch để lau sạch phần nước ối lẫn máu dính trên cơ thể bé chứ không tắm. Sau đó, bé yêu sẽ nhanh chóng được đưa đến bên cạnh mẹ để tiến hành “da tiếp da” hoặc quấn khăn cho bé và đặt nằm gần mẹ. 

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn cũng không có gì khó khăn

 Nếu quan sát con yêu kỹ lưỡng, bạn sẽ nhận thấy được trên làn da bé sơ sinh được bao phủ một lớp gây mỏng, mịn có dạng sáp. Lớp sáp mỏng này còn được gọi là vernix caseosa, chúng sẽ có tác dụng giúp duy trì thân nhiệt cho bé khi còn đang nằm trong bụng mẹ, đồng thời chống nhiễm khuẩn cho bé trong khi sinh. 

 Hơn nữa, lúc này cơ chế thân nhiệt của bé sơ sinh cũng chưa được ổn định. Cho nên phải đợi sang ngày hôm sau bé sơ sinh mới được tắm. Ở tất cả các bệnh viện phụ sản, các y tá sẽ tắm cho trẻ sơ sinh lần đầu tiên vào ngày hôm sau khi sinh. 

 Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc chủ yếu vào quyết định của bố mẹ. Nếu các bậc phụ huynh vẫn chưa sẵn sàng để cho con tắm thì có thể trì hoãn thêm 1  2 ngày cũng không sao cả. Nhưng bạn cũng cần lưu ý rằng nếu để lâu không tắm, lớp chất gây trên da bé có thể trở thành “mảnh đất màu mỡ”, lý tưởng cho các loại vi khuẩn cư trú.

Tắm cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần trong 1 tuần?

 Đối với bé sơ sinh, nhiều mẹ cho rằng chỉ cần tiến hành tắm cho bé từ 2 – 3 lần/ tuần là đủ. Tất nhiên, mẹ vẫn cần phải dùng khăn ấm để lau rửa cho bé ở những vùng khe, nếp gấp của da, đặc biệt là vệ sinh ở bộ phận sinh dục và hậu môn cho bé. 

 Vì ở độ tuổi sơ sinh, bé thường chưa bị bẩn, nếu tắm quá nhiều sẽ dẫn tới hiện tượng khô da. Nhưng nước lại là môi trường quen thuộc với bé từ khi nằm trong bụng mẹ và rất tốt cho quá trình phát triển tự nhiên, do đó bé vẫn cần được tắm hàng ngày.

 Mẹ nên chọn tắm cho trẻ sơ sinh vào lúc trời ấm, có ánh nắng mặt trời và thuận tiện với bố mẹ. Vào khoảng buổi trưa từ 10 – 11 giờ sáng, hoặc chiều từ 3 – 4 giờ là thời điểm thích hợp.

 Tốt nhất, mẹ hãy rèn luyện cho bé sơ sinh một lịch trình hàng ngày đó là: tắm – bú mẹ – đi ngủ. Vì thông thường, sau khi tắm mát xong, bé sẽ có cảm giác đói, ăn sẽ ngon miệng hơn và ngủ cũng sâu hơn.

 Mẹ chỉ nên cho bé tắm nhanh, từ 4 – 5 phút/ lần tắm. Khi bé đã hết cữ, tức là được ngoài 3 tháng tuổi, mẹ có thể cho bé tắm lâu hơn đến 10 phút, để bé có thể thỏa sức chơi đùa với nước.

Cách tắm trẻ sơ sinh chưa rụng rốn đúng chuẩn mẹ cần biết

Như vậy, mẹ đã biết rằng việc tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn là cần tiết chứ không phải là điều cấm kỵ và cách tắm cho bé sơ sinh chưa rụng rốn ở bệnh viện cũng không có điểm gì khác biệt hơn so với cách tắm ở nhà.

Cần chuẩn bị những gì trước khi tắm cho bé sơ sinh?

Để tiến hành tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn, các mẹ cần chuẩn bị như sau:

  •  Chậu nước ấm: Mẹ nên nhúng khuỷu tay vào để kiểm tra nhiệt độ nước tắm để đảm bảo nước tắm cho bé không bị quá nóng hoặc lạnh.
  •  Ghế tắm cho bé hoặc lưới tắm (nếu có).
  •  Bông tắm: Chọn loại bông tắm dành riêng cho trẻ sơ sinh.
  •  Dầu để massage.
  •  Sữa tắm: Chọn loại sữa có độ pH phù hợp cho trẻ sơ sinh và không gây cay mắt.
  •  Khăn lau người: Chọn loại khăn đủ lớn, dày vừa phải để bao bọc bé và lông khăn mềm mại, sạch sẽ, không gây kích ứng da.
  •  Quần áo sạch cho bé.

Lưới tắm giúp mẹ dễ dàng thao tác để tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn 

  •  Bước 1: Massage cho bé: Việc massage sẽ giúp cho bé yêu cảm thấy ấm áp, dễ chịu và không bị hoảng sợ khi được mẹ đưa vào trong chậu nước.
  • Bước 2: Tắm cho bé: Cách tắm bé sơ sinh chưa rụng rốn cũng không có gì khác biệt so với cách tắm cho các em bé bình thường khác. Đầu tiên, mẹ hãy dùng khăn sạch hoặc bông gòn để nhúng vào nước ấm rồi lau mắt, tiếp đến là lau mặt và tai cho bé.
  •  Bước 3: Nhẹ nhàng gội đầu cho bé, chú ý tuyệt đối không để nước rơi vào trong tai bé. Vốc nhẹ nước lên người bé bằng tay và nhẹ nhàng dùng bông tắm xoa đều bọt sữa tắm lên toàn thân cho bé. Chú ý những nếp gấp trên người bé như: bẹn, háng, đầu gối, cổ, nách, cổ tay, cổ chân,... Thông thường, các bé sơ sinh thường rất bụ bẫm, tròn trịa và mẹ cần làm sạch các nếp gấp trên da bé, bởi mồ hôi và bụi bẩn sẽ dễ làm cho da của bé bị hăm.
  •  Bước 4: Nhẹ nhàng vốc nước sạch lên trên người bé để rửa sạch sữa tắm. Dùng khăn tắm bao bọc quanh cơ thể bé và tiến hành lau khô.
  •  Bước 5: Bôi kem chống hăm vào các nếp gấp da và mặc tã cho bé. Cuối cùng là mặc quần áo, đeo bao tay và vớ chân cho bé nếu mẹ cảm thấy cần thiết

Mẹ có thể bỏ qua bước 1 và thực hiện luôn bước 2 nếu như không có đủ thời gian và nếu bé cưng không bị hoảng sợ khi tắm.

Chú ý tuyệt đối không để nước rơi vào trong lỗ tai bé

Lưu ý về cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn

Tuy về cơ bản, các bước tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn hoàn toàn tương tự với tắm cho bé đã rụng rốn, nhưng bạn vẫn cần lưu ý một số điều dưới đây để tắm và giữ sạch rốn cho bé đúng cách:

  •  Bạn có thể để cho cả người của bé ngâm vào trong chậu nước, nhưng khi lau người cho bé thì phải dùng bông sạch để thấm hút khô phần nước bám vào rốn của bé.
  •  Không tắm cho bé quá 10 phút vì trẻ sơ sinh rất dễ bị mất thân nhiệt.
  •  Sử dụng tăm bông khô và sạch để bôi dung dịch sát khuẩn (cồn 70 độ hay dung dịch iốt) vào phần rốn chưa rụng của bé, việc này cần được dùng theo hướng dẫn, chỉ định của bác sỹ.
  •  Để cho phần rốn của bé khô ráo hoàn toàn và kiểm tra thật kỹ trước khi mặc quần/ áo/ tã để che phủ phần này.
  •  Không cần băng rốn cho bé sơ sinh sau khi tắm, vì làm như vậy rốn sẽ mau khô hơn.
  •  Việc tắm cho bé sơ sinh không làm ảnh hưởng đến tốc độ, thời gian rụng của rốn cũng như tốc độ làm lành da của vết rụng này.
  •  Nếu thấy có bất kỳ biểu hiện nào của bé như rốn bé có dịch ướt, bốc mùi hôi, chảy máu hay có mủ,… bạn cần đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra.
  •  Không bôi bất kỳ một loại kem dưỡng hay thuốc dân gian nào lên vùng rốn của bé yêu khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  •  Mặc tã giấy ở dưới rốn của bé để tã không bao quanh, bít kín rốn gây tình trạng hầm, bức bí.

Không tắm cho bé quá 10 phút vì trẻ sơ sinh rất dễ bị mất thân nhiệt

  •  Tắm cho bé sơ sinh không nhất thiết phải dùng sữa tắm. Nếu muốn dùng, bạn nên chú ý chọn loại dịu nhẹ và chắc chắn không khiến bé bị cay mắt nhé.
  •  Không phải bé sơ sinh nào cũng thích tắm. Vì vậy, nếu bé quấy khóc, khó chịu hay cáu bẳn thì mẹ hãy tắm cho bé thật nhanh.

 Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều mẫu chậu tắm cho bé sơ sinh khác nhau. Có kiểu rất tiện dụng, mẹ có thể xếp gọn hoặc loại có cả bộ phận báo nhiệt độ nước. Tuy nhiên, trong trường hợp vội quá không kịp mua chậu, bạn có thể dùng bồn rửa và lót vào đáy bồn một chiếc khăn mềm để tắm cho bé.

Cách chăm sóc, vệ sinh rốn cho bé sơ sinh

 Dùng tăm bông, chấm cồn để sát trùng cho rốn: Nếu rốn của bé chưa rụng, mẹ hãy sát trùng rốn từ phía chân rốn ra ngoài. Hãy nhớ rằng 1 cây tăm bông chỉ lau qua 1 vòng quanh rốn, không lau qua lau lại, hãy bỏ cây tăm cũ và dùng thêm các cây tăm khác nếu mẹ thấy cần.

 Dùng que gòn để làm khô rốn: Để rốn được thông thoáng, không nên băng rốn. Nếu rốn chưa rụng, nên cho bé mặc tã dưới rốn.

 Cần chú ý khi tiến hành tắm cho bé chưa rụng rốn:

  •  Rửa tay, sát khuẩn thật kỹ để tránh nhiễm trùng.
  •  Tắm cho bé trong phòng ấm, kín đáo để tránh gió lùa khiến trẻ bị lạnh.
  •  Thử nhiệt độ nước bằng khuỷu tay (vì đây là phần da mỏng), tránh trường hợp nhiệt độ cao khiến bé bị phỏng da.
  •  Nếu rốn của bé chưa rụng, chân rốn còn ướt thì mẹ tuyệt đối không cho vào thau tắm để tránh bé bị nhiễm trùng rốn
  •  Chú ý tắm thật kỹ các vùng da có nếp gấp như: cổ, nách, gáy, bẹn,... của trẻ.

Kết luận

Không nhất thiết phải cho trẻ sơ sinh tắm hàng ngày. Nếu trời đang lạnh, bé không quá dơ thì mẹ có thể dùng khăn sạch và khô để lau cho bé. Quan trọng là mẹ phải biết cách tắm cho trẻ sơ sinh chưa rụng rốn thế nào để giúp bé yêu vừa sạch sẽ, vừa giúp bé khỏe mạnh, lớn nhanh mỗi ngày.

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp