Nguyên Nhân Nào Khiến Bé Bị Viêm Lợi, Cách Xử Lý?

27 thg 12 2019 11:51

Răng và xương đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của toàn cơ thể trẻ. Các bệnh về răng miệng thường gặp như bé bị viêm lợi có mủ thường gây ra cảm giác khó chịu cho trẻ, đồng thời gây khó khăn cho các bậc phụ huynh nếu không hiểu rõ được nguyên nhân, biểu hiện cũng như cách điều trị đúng đắn.

Trẻ bị viêm lợi có mủ là bệnh gì?

 Theo các bác sĩ chuyên khoa, bé bị viêm lợi có mủ là tình trạng bé bị nhiễm trùng ở phần các mô của nướu (lợi) khiến vi khuẩn hình thành ổ mủ. Mủ ở lợi có thể bao gồm các mô đã chết, các bạch huyết cầu vi trùng còn sống hoặc đã chết,... từ đó làm sưng tấy các mô ở chân răng.

Bé bị viêm lợi có mủ gây đau đớn, khó chịu khi ăn

 Quá trình hình thành viêm lợi được lý giải là do các yếu tố vi khuẩn, virus từ bên ngoài xâm nhập vào, kết hợp với các vi khuẩn lưu trú sẵn ở trong khoang miệng trẻ phát triển và gây viêm. Khi đó các tế bào bạch huyết ở trong miệng sẽ tập trung để tiêu diệt các tác nhân gây viêm, làm sưng các mô ở chân răng và có hiện tượng mưng mủ trắng ở quanh chân răng.

 Thông thường, viêm lợi có mủ ở trẻ em được chia làm 2 giai đoạn:

  •  Giai đoạn 1: Lợi của trẻ bị sưng đỏ nên rất dễ bị chảy máu, nhất là khi trẻ đánh răng. Nếu cha mẹ phát hiện sớm và có biện pháp để điều trị đúng cách ở giai đoạn này thì bệnh của trẻ sẽ rất nhanh khỏi.
  •  Giai đoạn 2: Giai đoạn này, lợi đã bị viêm. Khi đó, thức ăn tích tụ vào khe răng và chân răng, nếu không được vệ sinh sạch sẽ hằng ngày thì đây có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nhiễm trùng. 

Lợi của bé bị viêm sưng đỏ, chảy máu, do đó gây đau nhức, sưng phồng má, miệng trẻ có mùi hôi. Thức ăn dính ở kẽ răng của trẻ nếu không được lấy ra ngoài kịp thời sẽ biến chứng gây viêm lợi, đồng thời gây sâu răng, viêm tủy và viêm quanh cuống.

Lợi của bé bị viêm sưng đỏ, chảy máu do đó gây đau nhức

Các biến chứng ở trẻ em bị viêm lợi

 Lợi của trẻ rất dễ bị chảy máu, miệng trẻ thường có mùi hôi lạ gây giảm sức đề kháng và thiếu vitamin C ở lợi.

 Trẻ bị viêm lợi và sốt còn khiến trẻ mệt mỏi, làm ảnh hưởng đến chất lượng của men răng, khiến cho răng thường có màu vàng ngà và dễ gây ra tình trạng sâu răng.

 Nếu không được thăm khám, phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh viêm lợi có mủ ở trẻ em có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho trẻ như: bệnh tim mạch, bệnh đau tim và đột quỵ.

 Các nghiên cứu khoa học cũng chỉ ra rằng, bệnh loãng xương và tăng độ nhạy cảm với vi khuẩn ở trong miệng trẻ cũng có mối liên hệ mật thiết với bệnh viêm lợi có mủ. Ngoài ra, bệnh loãng xương còn làm cho xương ở miệng của trẻ bị giảm mật độ và sự mất xương gia tăng có thể dẫn đến rụng răng.

 Trẻ bị sưng lợi có mủ về cơ bản có thể chữa khỏi nếu cha mẹ biết điều trị đúng cách với nguyên tắc bảo tồn răng được đặt lên hàng đầu. Trường hợp nghiêm trọng, nha sĩ sẽ tiến hành nhổ răng và phẫu thuật lấy ổ áp xe ra khỏi miệng trẻ để tránh nhiễm trùng.

Nguyên nhân tình trạng bé bị viêm lợi có mủ?

Dựa trên kết quả thăm khám, điều trị lâm sàng, các phòng khám chuyên khoa đã tổng hợp một số nguyên nhân chủ yếu khiến cho bé bị viêm lợi nhiệt miệng, có mủ. Đó là:

 Trẻ vệ sinh răng miệng chưa đúng cách: Đối với những trẻ có thói quen lười vệ sinh răng miệng và tuy có đánh răng vào buổi sáng – tối thường xuyên nhưng lại đánh sai cách rất dễ tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm và các virus có hại trú ngụ và gây bệnh viêm lợi có mủ và nhiều vấn đề về răng miệng khác.

 Thực phẩm có nhiều đường: Trẻ ăn nhiều các loại bánh và kẹo ngọt cũng như thực phẩm chứa nhiều đường mà không vệ sinh răng miệng đúng cách sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại sinh sôi nảy nở, gây nên tình trạng viêm nhiễm ở lợi trầm trọng.

 Trẻ bị mắc các bệnh về nha chu: Khi trẻ bị mắc một số bệnh về răng miệng gây viêm nhiễm, tình trạng này sẽ dẫn đến những bệnh có liên quan. Tủy răng đã bị viêm nhiễm thì các mô mềm trong răng là nơi tập trung các mạch máu, dây thần kinh và các dây liên kết sẽ bị ảnh hưởng, gây nên bệnh viêm lợi có mủ ở trẻ.

Dấu hiệu nhận biết trẻ em bị viêm lợi

 Các triệu chứng đặc trưng, dễ nhận biết nhất từ phía khoang miệng của trẻ là mùi hôi rất khó chịu, trẻ hay bị đau răng, khi ăn rất dễ cảm nhận được vị đắng,…

 Trẻ thường xuyên bị đau răng: Phần có liên quan trực tiếp đến lợi của trẻ chính là chân răng nên triệu chứng đầu tiên trẻ hay gặp đó là đau răng. Trẻ em bị viêm lợi có mủ sẽ phải hứng chịu những cơn đau dai dẳng ở vùng lợi có mủ và có thể trẻ sẽ bị mất ngủ thường xuyên vì những cơn đau răng.

 Khó khăn hơn trong ăn uống: Lợi của trẻ bị đau đồng nghĩa với việc khi trẻ ăn uống, sử dụng những chiếc răng có chứa mủ để nhai thức ăn thì sẽ càng thấy đau hơn. Đồ ăn thức uống quá nóng hoặc quá lạnh cũng sẽ gây cho trẻ cảm giác tê buốt cả hàm. Ngay cả khi nói chuyện hay giao tiếp bình thường hàng ngày, trẻ cũng gặp phải những khó khăn nhất định.

 Miệng hôi: Đây chính là lý do khiến cho nhiều trẻ mất tự tin và ngại giao tiếp cùng với mọi người. Nguyên nhân gây ra mùi hôi miệng khó chịu ở trẻ là do lợi bị viêm nhiễm, thậm chí có dịch nhiễm trùng chảy ra, khiến cho miệng và hơi thở của trẻ có mùi hôi.

 Sốt: Tình trạng sốt chỉ xảy ra đối với trẻ khi vấn đề viêm nhiễm đã rơi vào tình trạng báo động và trẻ đang bị áp dụng những phương pháp điều trị sai cách. Kèm theo dấu hiệu sốt là tình trạng mệt mỏi, xuất hiện các hạch bạch huyết ở dưới cổ của trẻ.

Trẻ bị viêm lợi phải làm sao?

Khi trẻ có những triệu chứng, dấu hiệu của viêm lợi, cha mẹ không nên tùy tiện dùng thuốc điều trị cho trẻ mà cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Các phương pháp thường dùng để điều trị viêm lợi ở trẻ bao gồm:

 Loại bỏ mảng bám và cao răng, từ đó giúp trẻ hết viêm lợi: Bạn có thể đưa trẻ đến các bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để thăm khám và lấy cao răng thường xuyên. Thông thường thì sau khi làm sạch răng, các nha sĩ sẽ hướng dẫn cho trẻ cách chải răng đúng và sử dụng chỉ tơ nha khoa để vệ sinh răng miệng hằng ngày, tránh gây ra những mảng bám khó chịu ở chân răng.

Loại bỏ mảng bám và cao răng sẽ giúp trẻ hết viêm lợi

 Dùng thuốc kháng sinh chữa viêm lợi ở trẻ: Nếu các triệu chứng viêm lợi ở trẻ đang trở nặng, bạn nên điều trị cho trẻ bằng các loại thuốc kháng sinh, tuy nhiên cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, bố mẹ cũng có thể sử dụng nước súc miệng hoặc nước muối để thực hiện vệ sinh răng miệng cho trẻ hằng ngày.

 Bài thuốc dân gian chữa viêm lợi ở trẻ: Súc miệng bằng tinh dầu sả:

Việc súc miệng bằng tinh dầu sả không chỉ giảm viêm lợi mà còn giúp cải thiện mùi hôi miệng của trẻ. Tuy nhiên, khi sử dụng tinh dầu sả để tiến hành cho trẻ súc miệng, bạn cần lưu ý là phải pha loãng để tránh gây kích ứng lợi cho bé nhé.

Cách thực thực hiện như sau: Pha loãng từ 2 – 3 giọt tinh dầu sả với khoảng 225ml nước. Súc miệng bằng dung dịch này cho trẻ trong vòng 30 giây. Bạn cũng có thể cho trẻ súc miệng theo cách này từ 2 – 3 lần mỗi ngày.

Phòng bệnh viêm lợi có mủ ở trẻ em đúng cách

 Thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách là ưu tiên hàng đầu trong việc phòng tránh các bệnh đường miệng nói chung và bệnh viêm lợi có mủ cho trẻ nói riêng. Ngoài việc đánh răng đúng cách và súc miệng miệng đều đặn hàng ngày từ 2  3 lần, trẻ cũng cần biết cách để tự làm sạch các mảng bám dính trên răng bằng chỉ tơ nha khoa.

 Ngoài ra, mẹ nên áp dụng phương pháp đơn giản được lưu truyền trong dân gian để phòng tránh viêm lợi rất hiệu quả, đó chính là ngậm nước lá lốt đã đun sôi với một chút muối. Khi trẻ bị viêm lợi có mủ, bố mẹ chỉ cần lấy 1 nắm lá lốt cho vào một ít nước và mấy hạt muối, đun sôi trong vòng 15 phút rồi bắc xuống. Để còn ấm và cho trẻ súc miệng và ngậm như vậy trong khoảng 10  15 phút 1 ngày 2 lần vào buổi sáng và tối sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu vô cùng, lợi sẽ không còn sưng đau nữa.

Thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày đúng cách là ưu tiên hàng đầu

 Bổ sung vitamin C và D cho trẻ trong chế độ ăn uống hàng ngày chính là phương pháp hỗ trợ bền vững nhằm giúp tăng cường sức đề kháng, phòng tránh được các tác nhân gây bệnh cho cơ thể, từ đó giúp bảo vệ sức khỏe hệ xương và răng miệng cho trẻ.

 Lấy thức ăn thừa dính ở kẽ răng cho trẻ bằng chỉ tơ nha khoa. Sử dụng các loại bàn chải đánh răng có lông mềm, nên thay bàn chải cho trẻ từ 2 - 3 tháng/ lần. Cho trẻ sử dụng các loại kem đánh răng có chứa fluor và các khoáng chất tốt cho răng, lợi, chẳng hạn như canxi.

 Không cho trẻ ăn vặt, đặc biệt là không uống nước ngọt vào buổi tối. Trước khi đi ngủ cần chải răng miệng thật sạch sẽ. 

Kết luận

 Bố mẹ hãy đưa trẻ đi kiểm tra răng miệng một cách thường xuyên, ít nhất là 2 lần/ năm để có thể kiểm tra và kiểm soát tốt nhất các vấn đề về răng miệng của trẻ. Tuyệt đối không để đến khi các bé bị viêm lợi rất nghiêm trọng hay gặp phải các biến chứng rồi mới đưa trẻ đến phòng khám.

Xem thêm:

Trẻ bị viêm họng Nguyên nhân và cách điều trị

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents