Ra Huyết Trắng Nhầy Như Sữa Khi Mang Thai Có Phải Là Biểu Hiểu Của Bệnh Lý?

24 thg 7 2019 21:41

Chắc hẳn rằng ai trong chúng ta cũng có hiện tượng ra khí hư ở âm đạo. Chúng ta thường thấy chúng dưới dạng chất dịch nhầy màu trắng trong hoặc vàng nhạt với kết cấu đặc dính.

Tuy nhiên, có một số trường hợp, bà bầu ra khí hư màu trắng đục chứ không còn là màu trắng bình thường. Và điều bất thường này đã khiến không ít mẹ lo lắng mình đang bị bệnh hoặc gặp vấn đề nguy hiểm nào đó và điều này có thể ảnh hưởng thai nhi.

Vậy việc khí hư chuyển sang màu khác có thật sự nguy hiểm đến vậy hay không? Mẹ hãy tìm hiểu trong bài viết lần này.

Mẹ bầu ra khí hư là do đâu?

Con gái lúc mới dậy thì thường sẽ tiết ra khí hư màu trắng qua đường âm đạo giúp cho chúng ta biết sự phát triển và đã đi vào hoạt động của cơ quan sinh dục nữ. Mục đích của việc sản sinh khí hư là để giữ độ ẩm cho môi trường âm đạo được ổn định.

Đến khi tinh trùng đi vào tử cung cũng sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn. Khí hư lúc bình thường sẽ có màu trắng trong, đôi lúc sẽ có màu hơi vàng. Lượng khí hư ra âm đạo có thể nhiều ít khác nhau tùy từng người nhưng phần lớn là ra rất ít. Còn với những phụ nữ mang thai, khí hư này sẽ được tiết ra nhiều hơn vì nhiều lý do khác nhau.

Chẳng hạn, như hormone nội tiết trong cơ thể mẹ bầu có sẽ có chiều hướng thay đổi; các bộ phận như thành âm đạo hay khung xương chậu sẽ trở nên mềm hơn bình thường, đồng thời sản xuất ra khí hư giúp mẹ ngăn chặn được ý định xâm nhập của nhiều loại vi khuẩn, virus gây hại vào trong âm đạo và tử cung.

Không những vậy, lượng khí hư còn được tiết ra nhiều hơn vào những tháng cuối thai kỳ (đi kèm hiện tượng ra máu khi mang thai tháng cuối)do đầu của em bé áp lên khung xương chậu. Hoặc khi tới thời điểm chuyển dạ của mẹ thì khí hư cũng sẽ có mặt.

Mặc dù ra khí hư là một hiện tượng hoàn toàn bình thường nhưng khi nó chuyển sang màu trắng đục thì lại gây nhiều nguy hiểm.

Không chỉ có sự bất thường về màu sắc mà kèm theo khí hư là mùi hôi khó chịu, có ngứa rát, chất dịch bị vón cục và âm đạo bị chảy máu…

Những trường hợp ra khí hư màu trắng đục

Tình trạng bà bầu ra khí hư màu trắng đục là một biểu hiện nguy hiểm mà mẹ không nên coi thường. Bởi điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, khí hư màu trắng đục có thể xuất hiện dưới nhiều trường hợp như:

  • Có màu đục như bã đậu, kèm theo đó là mùi hôi cùng cảm giác ngứa ngáy ở âm đạo. Nguyên nhân gây nên là nấm Candida và tạp chủng Trichomonas khiến cho âm đạo của mẹ bị viêm lên.
  • Trường hợp thứ hai là khí hư trắng đục có dạng sền sệt như sữa chua. Nhưng khác với trường hợp đầu tiên, khí hư này không có mùi nhưng vẫn mang đến tình trạng ngứa ngáy ở vùng kín. Có khả năng cao mẹ đã gặp phải bệnh viêm âm đạo, viêm lộ tuyến tử cung, ung thư cổ tử cung hay rối loạn thần kinh thực vật… Những lúc phát hiện thấy âm đạo tiết khí hư màu trắng đục như sữa chua, mẹ cần phải nhanh chóng đến ngay bệnh viện để khám.
  • Ở trường hợp thứ ba này, khí hư không có màu trắng đục như sữa chua mà là màu đục của trứng gà. Nó cũng không có mùi nhưng có lại ra nhiều khí hư màu trắng đục hơn trong thời gian dài. Hơn nữa, mẹ còn có cảm giác đau lưng và đau bụng dưới vì vùng chậu lúc này đã bị viêm nhiễm.

ra dịch nhầy màu trắng đục

Triệu chứng đau lưng khi khí hư ra màu trắng đục

  • Một biểu hiện nguy hiểm khác của khí hư chính là khí hư màu trắng đục như bột. Ở tình trạng này, bạn sẽ thấy chúng bị vón cục lại hay đặc quánh như keo dán để trong nhiều tháng, bị khô cứng. Lý do là vì nấm men đã đi vào được và làm nhiễm bệnh lên âm đạo gây ra sự bất thường trong lưu thông khí huyết.
  • Trường hợp cuối cùng là âm đạo của mẹ vừa tiết ra khí hư vừa ra huyết một cách không bình thường và là biểu hiện của ung thư tử cung nguy hiểm.

Mặc dù tình trạng ra khí hư khi mang thai không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu để lâu không phát hiện cũng như chữa trị từ sớm thì việc âm đạo bị viêm nhiễm có thể lây sang tử cung, buồng trứng, đường tiết niệu… Từ đó, thai nhi sẽ bị chậm phát triển, tăng tỷ lệ sảy thai cao hoặc em bé ra đời bị sinh non, thiếu tháng.

Khí hư khi mang thai có màu gì?

Thời điểm mà khí hư xuất hiện đầu tiên là khi mới bước vào giai đoạn dậy thì và đến khi phụ nữ có thai thì lượng khí hư này sẽ tăng lên. Tùy vào sức khỏe của mẹ là đang tốt hay xấu mà khí hư này ít nhiều sẽ có sự thay đổi. Mặc dù hầu hết bà bầu ra nhiều khí hư nhưng về màu sắc và kết cấu sẽ khác.

Ở trường hợp bình thường, mẹ bầu sẽ ra nhiều khí hư màu trắng trong, cũng có thể là khí hư màu vàng nhạt không mùi và nhầy dính hơn. Còn khi mẹ bầu rơi vào tình huống ra khí hư nhiều nhưng lại có những màu sắc khác bình thường thì đây lại là biểu hiện nguy hiểm với mẹ và thai nhi.

Lúc này, màu của khí hư sẽ không còn là màu trắng hay ngả vàng nữa mà sẽ chuyển sang tình trạng khí hư có màu trắng đục với trạng thái đặc sệt vì viêm âm đạo, cũng có thể là khí hư màu xanh như nước mũi do mẹ mắc phải các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục vì quan hệ không an toàn.

Ngoài trường hợp bà bầu ra khí hư màu xanh, màu trắng đục thì khi mẹ bị viêm phụ khoa (viêm cổ tử cung, viêm âm đạo) sẽ sinh ra khí hư màu đen. Nghiêm trọng nhất là âm đạo tiết ra khí hư có kèm theo máu làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non.

Huyết trắng ra nhiều có phải có thai không?

Vấn đề ra nhiều dịch trắng có phải mang thai không được rất nhiều chị em thắc mắc bởi họ vẫn đang mong chờ sự xuất hiện của một sinh linh mới. Thực chất, huyết trắng, khí hư hay dịch trắng này được biết đến là dịch tiết âm đạo.

Nó đóng vai trò rất quan trọng cho vùng kín của mỗi người phụ nữ. Không chỉ có tác dụng duy trì độ ẩm cho âm đạo mà nó hành trình di chuyển đến tử cung của tinh trùng được thuận lợi.

Nhờ đó, khả năng thụ thai của những người phụ nữ được tăng lên. Bên cạnh đó, lượng huyết trắng khi mang thai này cũng sẽ thay đổi tùy vào điều kiện môi trường bên trong cơ thể và tâm trạng của người phụ nữ.

Nếu bạn có kích thích tình dục khi quan hệ hay đang có tâm trạng căng thẳng, mệt mỏi của công việc, lao động nặng nhọc nhiều, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi… thì sẽ ra nhiều dịch trắng hơn. Khi mang thai, cơ thể mẹ bầu cũng sẽ tiết ra nhiều huyết trắng do các hormone thai kỳ

Ngoài những biến đổi trong cảm xúc và của cơ thể lúc chưa mang thai, những bà mẹ đang trong giai đoạn thai kỳ cũng ra nhiều khí hư khi mang thai do có sự xuất hiện của nhiều hormone thai kỳ. Cũng vì thế mà nhiều mẹ nghĩ rằng việc tiết ra nhiều chất nhầy là báo hiệu có thai.

Tuy nhiên, dấu hiệu có thai thường dựa trên nhiều yếu tố chứ không chỉ từ việc ra dịch trắng. Thêm nữa, một số bệnh lý vùng kín cũng liên quan đến hiện tượng ra chất nhầy màu trắng. Nên việc vội vã kết luận bản thân đã có thai sau khi thấy nhiều chất nhầy màu trắng là hoàn toàn sai lầm. Để chắc chắn mẹ đã có thai thì phải dựa vào que thử thai và quá trình khám, siêu âm ở bệnh viện.

Mặc dù hiện tượng ra huyết trắng không thể khẳng định hoàn toàn việc có thai hay không ở người phụ nữ nhưng những mẹ bầu vẫn sẽ ra nhiều khí hư khi mới mang thai. Chính điều này đã làm cho vùng chậu của mẹ trở nên ẩm ướt hơn.

Đến khi đứa bé trong bụng đã bước sang tuần tuổi thứ 3 đến thứ 5, các mẹ đều sẽ phát hiện bản thân không còn gặp chu kỳ kinh nguyệt nữa và còn hay cảm thấy buồn nôn, khó chịu, cảm giác mệt mỏi cứ tăng dần lên, ngực căng tức hơn, thỉnh thoảng lại có cảm giác đau một bên bụng dưới…

Nếu khí hư ra nhiều cùng với những triệu chứng này thì mới có thể kết luận bạn đã có thai.

Các dấu hiệu bệnh lý khi ra huyết trắng khi mang thai

Bên cạnh trường hợp mẹ có huyết trắng khi mới mang thai thì đây cũng có khả năng là biểu hiện của một số bệnh lý liên quan đến vùng kín. Dấu hiệu để mẹ nhận biết tình trạng này là màu sắc và mùi của dịch nhầy được tiết ra.

Nếu huyết trắng có màu trong hoặc màu vàng nhạt kèm theo đó là không có mùi hôi thì đây là hiện tượng sinh lý bình thường của những phụ nữ có thai. Ngược lại, khi dịch nhầy được tiết ra từ âm đạo có màu sắc khác thường, cụ thể là màu vàng đậm, màu xanh, màu đen hay trắng đục, có mùi hôi thì lúc này mẹ không thể bỏ qua được nữa. Mẹ bầu rất có thể đã bị mắc bệnh viêm nhiễm nào đó.

  • Bệnh nhiễm nấm Candida Albicans: bệnh phụ khoa do viêm nhiễm nấm Candida Albicans là bệnh thường hay gặp ở nhiều phụ nữ mang thai. Mẹ có thể dễ dàng nhận biết căn bệnh từ việc ra khí hư màu vàng hay màu trắng đục. Nó kết dính lại thành từng mảnh như phô mai, đôi khi có vón cục, mùi hôi xuất hiện và có cảm giác ngứa rát.
  • Mẹ bị bệnh vùng kín do tạp trùng: trong trường hợp bị tạp trùng xâm nhập vào vùng kín, mẹ sẽ thấy dịch nhầy bình thường có màu trắng trong bỗng dưng chuyển sang vàng hay xám. Kết cấu của nó không còn đặc như trước mà trở nên loãng hơn và kèm theo mùi hôi tanh. Nguyên nhân khiến cho tạp trùng dễ dàng tấn công vào âm đạo của mẹ là do những lần quan hệ tình dục không an toàn hay vệ sinh vùng kín sai cách. Điều này làm cho số vi khuẩn có lợi bị tiêu trừ gần hết, gây mất cân bằng và tạo điều kiện để vi khuẩn có hại xâm nhập.
  • Mẹ bị nhiễm trichomonas: không chỉ có nấm Candida Albicans, trùng roi trichomonas cũng hay gây nên bệnh huyết trắng cho chị em phụ nữ. Biểu hiện của căn bệnh này thường là ra nhiều chất dịch nhầy màu vàng hoặc màu xanh, ở dạng loãng, kèm theo bọt và cảm giác ngứa ngáy khó chịu ở âm hộ.

khí hư màu trắng đục như sữa chua bà bầu

Trùng roi trichomonas là một trong những tác nhân khiến mẹ bầu bị bệnh huyết trắng

  • Mẹ bị mắc các bệnh về tử cung: ngoài những bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn, nấm gây hại ở âm đạo mà huyết trắng còn xảy ra khi mẹ mắc phải các bệnh liên quan đến tử cung như viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung. Và dấu hiệu nhận biết thường là ra nhiều huyết trắng có màu sữa đục, có mùi hôi, kinh nguyệt bị rối loạn, chảy máu ở âm đạo…

Cách trị huyết trắng ở phụ nữ mang thai

Để trị khỏi được bệnh huyết trắng, các bác sĩ thường sẽ kê cho mẹ những loại thuốc đặc trị cho từng nguyên nhân gây bệnh. Với bệnh viêm nhiễm phụ khoa do trùng roi trichomonas, mẹ có thể sử dụng thuốc Fasigyl (Tinidazole) 2g (4 viên) hay  Flagentyl (Secnidazole) 2g (4 viên).

Cả hai loại thuốc này đều uống với liều duy nhất. Còn với bệnh phụ khoa từ nấm Candida Albicans, mẹ có thể lựa chọn một trong hai cách điều trị là đặt thuốc tại âm đạo hoặc là uống thuốc.

Nếu mẹ đặt thuốc, bác sĩ sẽ cho mẹ dùng Miconazole hoặc Clotrimazole còn với thuốc uống thì sẽ sử dụng Fluconazole loại 150 mg và cũng chỉ uống trong một liều duy nhất. Trong trường hợp mẹ bị tạp trùng tấn công vào vùng kín thì sẽ phải dùng đến thuốc Metronidazole loại 2 gam và chỉ uống một lần.

Hoặc mẹ cũng có thể chữa trị từ từ trong vòng 7 ngày với thuốc Metronidazole loại 500mg (mỗi ngày uống hai lần).

Bà bầu ra khí hư màu vàng có nguy hiểm không?

Các mẹ bầu thường sẽ ra khí hư khi mang thai để giữ cho âm đạo luôn sạch sẽ nhờ khả năng đào thải các tế bào chết và vi khuẩn gây hại. Thông thường, cơ thể mẹ sẽ tiết ra chất nhầy màu trắng trong trong thời kỳ tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai.

Nhưng khi chuyển sang tam cá nguyệt thứ ba thì mẹ bắt đầu ra khí hư màu vàng khi mang thai. Màu vàng trong dịch nhầy này thường là màu vàng nhạt, hơi đặc và không có mùi hôi.

Cho nên, đây vẫn là một biểu hiện bình thường không gây nguy hiểm cho mẹ. Mặc dù vậy, việc bà bầu ra dịch màu vàng vẫn có khả năng là từ một số bệnh lý ở âm đạo như:

  • Âm đạo bị nhiễm trùng nấm: độ pH ở âm đạo thường sẽ chịu ảnh hưởng từ nội tiết tố trong cơ thể mẹ. Một khi nội tiết tố thay đổi thì mức pH cũng sẽ thay đổi theo và sinh ra nấm Candida Albicans. Sau khi loại nấm này phát triển và xâm nhập, bạn sẽ bị ra dịch màu vàng khi mang thai, mùi hôi, cảm giác ngứa ngáy ở vùng kín, âm hộ đỏ và sưng lên. Nếu rơi vào tình trạng này, bạn phải đi khám ngay để được bác sĩ kê đơn điều trị mà không làm ảnh hưởng đến đứa bé trong bụng.
  • Âm đạo bị viêm nhiễm do vi khuẩn: bên trong âm đạo vốn dĩ có rất nhiều vi khuẩn tốt giúp mẹ bầu ngăn chặn các vi khuẩn xấu gây hại tấn công và giữ gìn cho vùng kín luôn sạch sẽ. Tuy nhiên, vì một lý do nào đó những vi khuẩn xấu bắt đầu tăng nhanh về số lượng áp chế lại số vi khuẩn tốt ít ỏi. Vì vậy, âm đạo của bạn đã rơi vào nguy hiểm khi mắc phải bệnh viêm nhiễm. Trong tình hình này, ở vùng kín của mẹ sẽ tiết ra dịch nhầy màu vàng, khí hư đặc, có mùi hôi, ngứa ngáy ở âm đạo và sưng tấy. Nếu mẹ không chú ý chữa trị và để quá lâu, em bé sinh ra sẽ dễ bị sinh non, nhẹ cân và nghiêm trọng hơn là tử cung của mẹ sẽ bị nhiễm trùng.
  • Bị các bệnh lây nhiễm đường tình dục: đây là tình trạng thường thấy sau mỗi lần quan hệ tình dục không an toàn giữa hai vợ chồng. Vì không sử dụng biện pháp bảo vệ, người mẹ đã mắc phải các bệnh như trichomonas, nhiễm nấm chlamydia, bệnh lậu… Khi đó, mẹ không chỉ bị ra khí hư màu vàng mà còn kèm theo mùi hôi khó chịu cùng cảm giác ngứa ngáy. Và cũng chính điều này đã khiến cho nước ối vỡ sớm hơn, bé bị sinh non, thiếu tháng và nhẹ cân.

Một lý do khác cũng làm cho mẹ bị ra chất nhầy màu vàng là tăng nồng độ estrogen. Tuy nhiên, trường hợp này không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như những tình trạng trên.

Nguyên nhân gây ra nó là do mẹ bị thừa cân, thường xuyên rơi vào tình trạng căng thẳng, hay nóng giận, bực tức, khẩu phần ăn hằng ngày có quá ít chất xơ và có một hệ miễn dịch không khỏe mạnh. Nếu muốn hạ nồng độ estrogen xuống thì mẹ chỉ cần gặp bác sĩ để được khám và chẩn đoán.

Sau khi chắc chắn nguyên do thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc phù hợp cho mẹ. Căng thẳng trong thời gian dài sẽ khiến cho nồng độ estrogen tăng cao và gây nên tình trạng ra khí hư màu vàng ở mẹ bầu

Kết luận

Mặc dù tình trạng ra nhiều khí hư là điều bình thường của những mẹ bầu nhưng nó cũng là biểu hiện của các bệnh nghiêm trọng do vi khuẩn, nấm gây ra tại vùng âm đạo.

Việc bà bầu ra khí hư màu trắng đục cũng vậy, nó không chỉ khiến cho mẹ ảnh hưởng đến chất lượng sinh hoạt hằng ngày mà còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của bé, nhất là sinh non và sảy thai.

Cho nên, mẹ phải luôn quan tâm, theo dõi cơ thể và vệ sinh đúng cách vùng kín hằng ngày. Có như vậy thì mẹ mới tránh được bệnh và kịp thời chữa trị nhanh chóng nếu không may mắc phải.

Nguồn tham khảo

 

Đọc thêm: Có Thai Ra Dịch Màu Hồng, Máu Hồng - 8 Dấu Hiệu Nguy Hiểm Mẹ Nên Lưu Ý

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp