Bà Bầu Đau Nhói Bụng Dưới Khi Nằm Nghiêng - Nguyên Nhân & Triệu Chứng

29 thg 7 2019 12:00

Khi mang thai, đặc biệt trong những tháng đầu thai kỳ, thai phụ thường xuyên mắc phải các phản ứng của việc có thai khá lớn như đau bụng, chảy máu âm đạo, ốm nghén,... Trong đó, điều mà chị em quan tâm đó là hiện tượng mang thai đau bụng dưới bên trái. Vậy bà bầu đau nhói bụng dưới bên trái có nguyên nhân từ đâu, chúng ta hãy tìm hiểu để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đau bụng dưới bên trái khi mang thai là báo hiệu có thai đúng không?

Đau bụng dưới bên trái có phải là dấu hiệu có thai không? Đây là thắc mắc của khá nhiều bà mẹ đang trong giai đoạn mong có con. Nhưng nếu dựa vào mỗi dấu hiệu đau vùng bụng dưới thì chưa đủ cơ sở khoa học để có thể kết luận rằng chị em đã có thai. Tuy nhiên, trường hợp chị em bị đau lâm râm vùng bụng dưới dù trái hay phải kèm theo những dấu hiệu sau đây thì chắc chắn 100% chị em đã có tin vui rồi đấy.

  • Táo bón: Các cơ ở đường ruột của chị em bị chùng xuống do sự tăng các hormone trong thời kỳ mang thai sẽ khiến đường ruột hoạt động kém hiệu quả hơn. Không chỉ có vậy, sự phát triển của thai nhi ngày càng lớn đã gây chèn ép lên ruột, làm rối loạn chức năng tiêu hóa và khiến bạn bị táo bón. Ngoài những dấu hiệu trên, mẹ bầu còn thường xuyên bị ợ hơi, ợ nóng, tăng tiết nước bọt, cảm giác ớn lạnh, buồn nôn do hiện tượng trào ngược của acid vào phần dưới của thực quản.
  • Đau bụng bên trái khi mang thai kèm chảy máu âm đạo: Có tới 75% chị em phụ nữ thấy xuất hiện dấu hiệu chảy máu âm đạo khi bắt đầu có thai. Chảy máu âm đạo thường xảy ra sớm nhất là ngày thứ 5 sau khi quan hệ hoặc chậm nhất là 15 ngày. Máu chảy ra ít, có màu hồng nhạt, kéo dài 1-2 ngày. Kèm theo đó là những cơn đau bụng âm ỉ khi mang thai, tức ngực, không muốn ăn, buồn nôn,…

bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng

Bà bầu thường bị đau bụng dưới bên trái trong tuần đầu tiên

  • Mệt mỏi, chóng mặt, hoa mắt khó thở: Bên cạnh dấu hiệu đau bụng dưới bên trái khi mang thai,  nhiều chị em còn gặp phải hiện tượng cơ thể mệt mỏi, chóng mặt. Triệu chứng này thường xảy ra khi thai nhi được 1 tuần tuổi. Nguyên nhân là do các hormone progesterone trong cơ thể mẹ bầu được tiết ra nhiều. Ngoài ra cơ thể đòi hỏi phải có nhiều máu hơn để vận chuyển chất dinh dưỡng đến cho thai. Cơ thể mẹ thường không thích nghi kịp với những dấu hiệu thay đổi này. Do đó, việc mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng trong giai đoạn này là điều khó tránh khỏi.
  • Ngực đau, cương cứng, căng tức: Khi có thai, bà bầu không chỉ bị đau bụng dưới bên trái mà còn gặp phải hiện tượng hai đầu vú căng lên khiến cho bầu ngực trở nên nhạy cảm và dễ đau hơn khi đụng chạm vào. Thông thường, sau 2 tuần thụ tinh, vú và núm vú sẽ to ra, quầng vú sẫm màu hơn, các tuyến sữa bắt đầu phát triển để chuẩn bị cho việc nuôi dưỡng thai nhi.
  • Thường xuyên đi tiểu: Sau khi thụ thai từ 2 - 3 tuần, mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều hơn. Nguyên nhân là do lượng hormone HCG trong cơ thể tăng cao. Đây là một trong những hiện tượng phổ biến ở các thai phụ trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.
  • Đau bụng bên trái khi mang thai kèm đau đầu: Khi mang thai, lượng estrogen trong cơ thể thường tăng cao gây ra các cơn đau đầu khủng khiếp cho mẹ bầu trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ. Một số bà bầu nhạy cảm hơn, có nhiều áp lực trong công việc thì cơn đau đầu có khả năng xuất hiện ngay trong những ngày mang thai đầu tiên.

Để biết chính xác nhất mình có thai hay không, chị em có thể sử dụng que thử thai để biết có phải mình đang mang thai hay không. Tốt nhất nên thử thai sau khi quan hệ tình dục từ 7-10 ngày trở lên để có được kết quả chính xác nhé.

Tình trạng bà bầu đau nhói bụng trên bên trái khi mang thai

Ngoài tình trạng mang thai đau bụng dưới bên trái thì một số bà bầu lại bị đau bụng trên bên trái. Vậy điều này có cảnh báo tình trạng sức khỏe nguy hiểm nào không? - Nếu bạn bị đau bụng trên bên trái khi mang thai không cần quá lo lắng bởi đó là một trong những dấu hiệu thai nhi bắt đầu bám vào tử cung để làm tổ và phát triển nhanh hơn.

Đặc biệt khi em bé ngày càng lớn ở tháng thứ 4, bụng của mẹ sẽ căng lên và giãn ra dẫn đến dây chằng bị chèn ép lên bụng. Từ đó khiến chị em có bầu bị đau bụng trên bên trái.

- Bà bầu đau bụng trên bên trái trong 3 tháng đầu chỉ nguy hiểm nếu cơn đau ngày một kéo dài và nặng hơn kèm theo đó là ra nhiều máu hơn bình thường.

Lúc này, mẹ nên tới bác sĩ để được thăm khám kịp thời. - Vào giai đoạn mang thai 3 tháng giữa và 3 tháng cuối của thai kì, nếu những cơn đau bụng bên trái dữ dội và kéo dài hơn thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo sự nguy hiểm, ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi và sức khỏe của mẹ. Lúc này, bạn nên nhờ sự can thiệp ngay lập tức của bác sĩ chuyên khoa nhé.

- Cách giảm đau bụng trên bên trái khi mang thai.

  • Bà bầu bị đau bụng trên bên trái thì có thể nằm gác cao chân sẽ giúp mẹ thấy thoải mái hơn.
  • Sở dụng túi chườm để chườm lên vùng bụng đau
  • Tránh để cơ thể lạnh và nên tắm nước ấm
  • Thường xuyên vận động nhẹ bằng các bài tập thể dục dành cho mẹ bầu.
  • Tránh đứng hoặc ngồi 1 chỗ quá lâu.

- Mẹ bầu bị đau bụng trên bên trái cần lưu ý:

  • Tuyệt đối không nên tự ý sử dụng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ
  • Chú ý thực đơn ăn hằng ngày và nên uống đủ nước
  • Ở giai đoạn đầu nếu bị đau bụng trên bên trái nên kiêng, hạn chế việc quan hệ vợ chồng, tuy không gây ảnh hưởng gì nhưng  nó làm gia tăng cơn co thắt và gây đau bụng.
  • Dành nhiều thơi gian nghỉ ngơi hơn và thường xuyên vận động tập các bài thể dục nhẹ.

Đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai có đáng lo không?

Một số mẹ bầu thường cảm thấy đau nhói bụng dưới bên trái khi mang thai trong vài tuần đầu tiên, hoặc trong khoảng 7 tháng mang thai. Nguyên nhân của tình trạng này là do trứng đã được thụ tinh đang tìm cách cấy vào tử cung. Nếu những cơn đau này xuất hiện kèm theo biểu hiện ốm nghén thì mẹ không cần lo lắng vì đây là điều hết sức bình thường.

Sau những tuần đầu tiên, bạn sẽ thấy cơn đau dần biến mất, cơ thể sẽ dễ chịu hơn. Bà bầu đang bụng bên trái ngang rốn được giải thích là do phần bụng dưới bên trái là các cơ quan nội tạng được tính từ rốn đến xương chậu. Đây là góc một phần tư của vùng bụng có nhiều mô như cơ bắp, mô liên kết và mô mỡ.

Đồng thời, phần cuối của ruột già bao gồm đại tràng sigma và trực tràng cũng nằm trong góc phần tư này. Khi mang thai đau bụng dưới bên trái, nghĩa là một trong số các cơ quan trên đang hoạt động không thuận lợi mà gặp trục trặc hoặc do các nguyên nhân như sau:

  • Thứ nhất, do sự kéo dài của tử cung khi mang thai, lúc này tử cung sẽ được mở rộng ra. Sau đó dây chằng cũng sẽ được kéo giãn để bảo vệ và nâng đỡ thai nhi trong bụng. Sự mở rộng này thỉnh thoảng sẽ gây đau nhói phần bụng dưới của cả hai bên, nhất là trong khoảng từ tuần thứ 13 đến tuần thứ 26 của thai kỳ.
  • Thứ hai là do sự căng thẳng của dây chằng. Có nhiều trường hợp khi mang thai, tử cung của mẹ bầu không nằm yên mà bị nghiêng về bên trái hoặc bên phải, khi đó dây chằng của bên ngược lại sẽ phải kéo căng hơn bình thường. Cơn đau có thể thường xuyên hoặc đột ngột giống như bị trường hợp bà bầu bị chuột rút bắp chân bởi các cử động bất ngờ như bước hụt, cười to, ho, hắt hơi,... và khiến bà bầu nằm nghiêng bên trái bị đau bụng.
  • Thứ ba, do dịch vị trong dạ dày hoặc tá tràng tăng lên: Thông thường, hiện tượng đau bụng bên trái khi mang thai những tháng cuối chỉ xảy ra vào những tháng cuối của chu kỳ. Dịch vị tăng có thể gây đau phần bụng dưới nhưng không thường xuyên như việc giãn dây chằng và mở rộng tử cung. Ngoài ra sự thay đổi nội tiết tố, hormone trong quá trình mang thai cũng có thể làm rối loạn hệ tiêu hóa của mẹ bầu, dẫn đến tình trạng táo bón và đầy hơi. Cả hai nguyên nhân trên đều có thể gây đau nhói bụng dưới bên trái ở bà bầu.

Đau lâm râm bụng dưới bên trái khi mang thai mẹ bầu phải làm sao?

  • Khi bà bầu đau bụng trên bên trái nên uống nhiều nước, ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ và tập thể dục nhẹ nhàng là những cách tuyệt vời để chống lại đầy hơi và táo bón.
  • Bên cạnh đó, các vấn đề về tiêu hóa khác như viêm tuyến tụy cấp cũng gây ra tình trạng đau bụng dưới bên trái hoặc đau quặn bụng giữa. Các cơn đau tụy thường bùng phát ngay sau khi ăn những thức ăn có hàm lượng chất béo cao. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn đến đau sau lưng, đau lưỡi trái và đau bụng dưới của bạn.
  • Khi bà bầu đau nhói bụng dưới bên trái, hãy thử một trong các cách giảm đau tại nhà như ngồi xuống thư giãn 1 lát, cơn đau sẽ tự hết. Thai phụ cũng có thể áp dụng những cách sau để làm giảm các cơn đau bụng trái lâm râm khi mang thai như: nghỉ ngơi nhiều, nằm là tốt nhất khi cơn đau ập đến để tránh bị chuột rút
  • Khi xuất hiện các cơn đau vùng bụng dưới trái, mẹ bầu hãy thử nằm nghiêng sang bên phải và gác chân cao hơn đầu xem sao nhé. Tốt nhất các mẹ bầu nên dùng gối ôm dành cho bà bầu khi ngủ để hạn chế tác hại của việc nằm nghiêng không đúng tư thế.
  • Tắm nước ấm hoặc chườm túi nước ấm quanh vùng bụng đau cũng có tác dụng trong trường hợp này. Căng thẳng, lo lắng nhiều sẽ càng khiến cơn đau nghiêm trọng hơn, do đó bạn phải giữ sao cho tinh thần luôn thư giãn, phần chấn, thoải mái. Mặt khác, tập một số bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ chậm hoặc có thể massage lưng cũng là cách để mẹ bầu làm dịu cơn đau bụng trái khi mang thai.

đau bụng dưới bên trái khi mang thai

Căng thẳng, lo lắng nhiều sẽ càng khiến cơn đau nghiêm trọng hơn

Một số lưu ý khi bà bầu mang thai đau bụng dưới bên trái

  • Tình trạng đau nhói bụng dưới bên trái của mẹ bầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ mà mẹ bầu nên lưu ý như: Nang buồng trứng, dọa sảy thai, sảy thai, thai ngoài tử cung, nhiễm trùng đường tiểu.
  • Thông thường, bà bầu bị đau nhói bụng dưới bên trái sẽ không ảnh hưởng gì nhiều và mẹ cũng không cần phải lo lắng quá. Nhưng nếu cơn đau kéo dài hay kèm theo các triệu chứng: chảy máu âm đạo, khó thở, nôn ói nhiều, sốt,... thì mẹ bầu nên đến bác sĩ để thăm khám ngay nhằm biết rõ hơn về tình trạng của mẹ cũng như thai nhi. Tốt nhất, mẹ bầu nên khám thai định kỳ đúng các mốc khám thai theo khuyến cáo  của WHO.
  • Nếu thai nhi không chịu làm tổ trong tử cung mà làm tổ vào ống dẫn trứng bên trái, thì đây gọi là hiện tượng mang thai ngoài tử cung. Điều này có thể gây ra tình trạng đau bụng bên trái. Cũng có một số trường hợp chị em phụ nữ mang thai mà không có hiện tượng đau bụng trong một số tuần đầu của thai kỳ.

bà bầu đau bụng dưới bên trái

Mang thai ngoài tử cung có thể gây ra tình trạng đau bụng bên trái

  • Thai ngoài tử cung rất nguy hiểm vì tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng người mẹ cũng như thai nhi nếu bị vỡ ống dẫn trứng. Tuy nhiên, trường hợp này thường được các bác sĩ phát hiện sớm khi mẹ bầu đi siêu âm và được điều trị dứt điểm bằng phẫu thuật.
  • Một số trường hợp mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái khi mang thai kèm một số biểu hiện khác có thể gây ra tình trạng nguy hiểm như sinh non, sảy thai, sỏi thận và một số bệnh nhiễm trùng khác.

Kết luận

Cũng có trường hợp việc đau bụng dưới bên trái của bà bầu kéo dài là do u nang buồng trứng. Thậm chí, một số thai phụ cũng đã từng gặp phải trường hợp mang thai đau bụng dưới bên trái do buồng trứng bị xoắn hoặc khối u nang bị vỡ đã gây nên các cơn đau dữ dội. Chính vì vậy, các thai phụ nên siêu âm cẩn thận, thường xuyên và hãy đến ngay bệnh viện nếu có bất kỳ triệu chứng khác thường nào nhé.

Xem thêm:

Đau bụng bên phải khi mang thai - nguyên nhân và hướng giải quyết

Đau Bụng Dưới Khi Mang Thai Tháng Cuối Có Phải Là Sắp Sinh Không?

 

Nguồn tham khảo:

Đọc thêm: Đau bụng dưới bên phải khi mang thai phải làm sao?

 

 

 

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp