Đau bụng dưới, nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu, nguyên nhân do đâu, có nguy hiểm không?

29 thg 7 2019 13:23

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu không phải là điều hiếm gặp với những ai đang làm mẹ bởi đây là một trong những biểu hiện cho mẹ biết mình đã có con.

Tuy những cơn đau bụng xảy đến để báo hiệu cho mẹ bầu nhưng nó cũng gây ra không ít khó chịu, mệt mỏi. Và đôi khi cơn đau bụng còn thể hiện tình trạng nguy hiểm nào đó. Vậy làm sao để biết đau bụng như thế nào thì an toàn và như thế nào là gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi?

Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu

Tình trạng đau bụng dưới trong quá trình mang thai ở những tháng đầu tiên của thai kỳ được các chuyên gia nhận định là một triệu chứng hoàn toàn bình thường và báo hiệu cho mẹ biết mình đã có thai. Bởi sự xuất hiện các cơn đau là do sự thay đổi bên trong cơ thể người mẹ nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng, chế độ nuôi dưỡng mới và thích ứng với sự hiện diện của em bé.

Trong khoảng thời gian đầu của thai kỳ, khi mà quá trình thụ tinh diễn ra thành công để tạo thành hợp tử, phôi thai sẽ đi đến tử cung để làm tổ và ở đó suốt quãng thời gian mang thai của mẹ cho đến khi chào đời. Lúc làm tổ, phôi thai sẽ cần phải bám rễ để không bị trơn trượt sang vị trí khác bằng cách dùng các chân giả của lá nuôi để hình thành mối liên kết giữa phôi nang và niêm mạc tử cung.

Vì phải chịu một sự thay đổi mới và cần thời gian để thích ứng nên phần bụng dưới của mẹ sẽ bị những tác động và gây đau. Cho đến khi, bào thai đã hoàn toàn yên vị một chỗ thì các cơn đau khó chịu cũng từ từ giảm dần cho đến khi biến mất.

Bên cạnh nguyên do từ việc làm tổ của bào thai, mẹ cũng có thể bị đau bụng lâm râm khi mang thai 3 tháng đầu bởi sự căng giãn các cơ và dây chằng. Sau khi thai nhi đã cố định được nơi ở thì việc tiếp theo chính là hấp thu dinh dưỡng từ cơ thể mẹ và bắt đầu lớn dần lên.

đau bụng lâm râm âm ỉ khi mang thai 3 tháng đầu

Quá trình làm tổ của phôi thai có thể gây ra các cơn đau bụng dưới

Khi kích thước của em bé có sự thay đổi, tử cung cũng buộc phải thay đổi theo, lớn dần lên để có thể chứa và bảo vệ toàn diện thai nhi. Và khi tử cung phát triển theo sự tăng trưởng của bé như vậy đã làm cho các cơ và dây chằng xung quanh giãn ra. Chính những điều này đã tạo nên cảm giác đau, hơi căng tức vùng bụng dưới.

Mẹ có thể cảm thấy những cơn đau này rõ nhất khi ho, ngồi xổm xuống hoặc những lúc đứng dậy. Ngoài ra, tình trạng này còn có thể bắt nguồn từ các cơn ốm nghén do sự tăng lên về nồng độ progesterone ở tử cung khiến cho progesterone ở các bộ phận tiêu hóa như dạ dày, thực quản, ruột tăng lên theo.

Từ đó, khả năng hoạt động của hệ tiêu hóa có sự thay đổi, làm cho mẹ luôn có cảm giác buồn nôn, mắc ói. Và khi ói nhiều sẽ gây nên các cơn co thắt và đau ở vùng bụng. Thêm vào đó, chính sự gia tăng của hormone trong cơ thể đã làm cho mẹ gặp phải chứng khó tiêu, đầy hơi, táo bón vì hoạt động của hệ tiêu hóa lúc này đã giảm sút nên khả năng tiêu hóa được thức ăn không còn nhanh và dễ dàng như trước.

Tuy rằng đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu gây nên không ít mệt mỏi, khó chịu cho mẹ nhưng nó không làm ảnh hưởng đến chất lượng phát triển thai nhi. Mặc dù vậy vẫn có những trường hợp đặc biệt khác khi các cơn đau trở nên dữ dội và tạo cảm giác đau nhói bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

Không chỉ vậy, mẹ còn có thể thấy âm đạo của mình ra nhiều máu, có cảm giác chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, mất dần sức lực… Lúc này, cơn đau bụng dưới không còn an toàn với mẹ và bé nữa mà đã chuyển sang giai đoạn nguy hiểm khi mẹ sẽ phải đối mặt với việc bị tiền sản giật, đường ruột có ký sinh trùng, viêm ruột thừa, có khối u trong tử cung, dọa sảy thai hay thai nằm ngoài tử cung.

Đau bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu

Bên cạnh trường hợp đau bụng âm ỉ khi mang thai 3 tháng đầu, có một số mẹ sẽ rơi vào trường hợp bị đau bụng trên rốn khi mang thai 3 tháng đầu. Cũng giống với những cơn đau nhè nhẹ ở vùng bụng dưới, việc mẹ bị đau bụng trên cũng đến từ sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ làm ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của một số bộ phận, nhất là hệ tiêu hóa.

Không chỉ vậy, các cơn đau ở vùng trên còn bắt nguồn từ sự phát triển của thai nhi. Mỗi ngày trôi đi, chắc chắn bé con của mẹ sẽ lớn dần lên, hình thành đầy đủ các bộ phận và kích thước cũng theo đó là thay đổi. Vì vậy, tử cung nơi bao bọc thai nhi cũng sẽ phải giãn ra đến một kích thước phù hợp với cỡ người của bé.

Và khi phát triển thêm như vậy, vô tình đường ruột của mẹ đã bị tử cung chèn ép gây nên cảm giác đau bụng buồn nôn. Ngoài ra, các vận động của thai nhi cũng làm cho mẹ bị đau bụng trên. Ngay cả chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh hằng ngày của mẹ cũng khiến mẹ cảm thấy đau bụng trên một cách khó chịu.

Bởi tình trạng ăn uống ngẫu hứng, không điều độ, thiếu chất có thể làm cho mẹ đầy hơi, táo bón, khó tiêu. Cũng vì thế các chuyên gia dinh dưỡng luôn khuyên các mẹ bầu nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày và lựa chọn món ăn cẩn thận để không bị thiếu chất mà dễ tiêu hóa.

Đau bụng trái khi mang thai 3 tháng đầu

Tương tự với đau bụng dưới bên phải hay đau bụng trên, biểu hiện đau bụng bên trái khi mang thai 3 tháng đầu cũng có hai trường hợp xảy ra là vô hại và có hại. Với trường hợp vô hại, lý do khiến cho mẹ hay bị đau bụng trái trong giai đoạn thai kỳ là bởi việc làm tổ của bào thai trong tử cung.

Đi kèm với chứng đau bụng từng cơn khi mang thai có thể là một số biểu hiện ốm nghén khác và điều này là hoàn toàn bình thường với chị em phụ nữ có thai. Đến khi thai nhi đã đi vào trạng thái ổn định thì những triệu chứng này cũng sẽ từ từ giảm dần và không xuất hiện lại.

Mặc dù nói đau bụng dưới trái khi mang thai 3 tháng đầu không đáng lo ngại và mẹ có thể yên tâm dưỡng thai nhưng việc lơ là, chủ quan, không thường xuyên chú ý đến bản thân sẽ không kịp thời những bất thường của cơ thể. Đặc biệt là khi có những cơn đau dữ dội ở vùng bụng trái này. Lúc này, rất có thể mẹ đã bị:

  • Chứng táo bón

Thực chất táo bón là một biểu hiện bình thường lúc mang thai và không hề gây nguy hiểm. Hiện tượng này xảy ra chỉ vì sự thay đổi hormone khiến cho việc tiêu hóa thức ăn bị chậm lại và gây nên những cơn đau âm ỉ bất chợt.

Nhưng khi tình trạng này diễn ra, mẹ bầu phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống hằng ngày của mình như ăn nhiều rau củ và trái cây để bổ sung thêm chất xơ, vitamin, khoáng chất để hỗ trợ tiêu hóa, chia thành nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày, mỗi bữa chỉ ăn vừa đủ, không quá no để dạ dày có thể dễ dàng tiêu hóa hết thức ăn. Bởi nếu để tình trạng táo bón kéo dài quá lâu, mẹ có thể phải đối mặt với bệnh trĩ vô cùng đau đớn.

  • Tình trạng thai nằm ngoài tử cung

Như với tình trạng táo bón, mẹ có thể giảm thiểu cơn đau bụng bằng cách ăn uống hợp lý hơn. Nhưng với thai đã ở ngoài tử cung thì không thể điều trị được. Cách duy nhất lúc này thường được các bác sĩ sử dụng là đình chỉ thai kỳ từ khi phát hiện ra vị trí của thai.

Bởi có dù có cố gắng giữ lại thì thai nhi cũng khó sống được. Hơn nữa, tính mạng của người mẹ có thể rơi vào vòng hiểm nguy. Một khi em bé lớn lên, vị trí mà bào thai bám vào ngoài tử cung sẽ bị vỡ ra và gây chảy máu ồ ạt và làm cho mẹ bị mất máu nghiêm trọng.

hay đau tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Cảm giác đau bụng dữ dội có thể là nguy cơ của thai ngoài tử cung

Nếu không chữa trị kịp thời, mẹ có thể sẽ tử vong. Những vị trí ngoài tử cung mà bào thai hay làm tổ là vòi trứng hoặc ống dẫn trứng. Bên cạnh đó, các cơn đau khi làm tổ sẽ không còn lâm râm, nhẹ nhàng như bình thường mà thay vào đó là các cơn đau bụng dữ dội đi cùng với buồn nôn, âm đạo chảy máu khác thường. Và đối tượng thường dễ rơi vào tình cảnh này là những người có con bằng cách điều trị chức năng sinh sản, bị tiền sử viêm hố chậu, viêm tắc vòi trứng.

  • Nguy cơ sảy thai cao

Trong trường hợp bị sảy thai, các bà mẹ thường sẽ có cảm giác đau quặn bụng khi mang thai 3 tháng đầu. Thêm vào đó, mẹ còn nhìn thấy máu màu hồng hay đỏ tươi chảy ra từ âm đạo. Đôi khi còn có những cơn đau nhói co rút đến thấu xương ở các vị trí lưng dưới hoặc xương chậu. Lúc này, mẹ cần nhanh chóng đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và có biện pháp giải quyết hiệu quả.

  • Tình trạng tiền sản giật

Tiền sản giật rất dễ xảy ra với những phụ nữ mang thai và thường được nhận biết dựa vào sự tăng lên đột ngột của huyết áp. Khi bị tiền sản giật, các mạch máu trong cơ thể mẹ bị rối loạn, vùng bụng trên bị căng lên gây nên những cơn đau liên tục, kéo dài, những cảm giác buồn nôn luôn thường trực và khả năng hoạt động của một số bộ phận như gan, thận, mắt, nhau thai đều bị ảnh hưởng và mất cân bằng. Nếu không chữa trị kịp thời, tính mạng của mẹ sẽ gặp nguy hiểm.

  • Đường tiểu bị nhiễm trùng

Nếu chỉ ở mức độ nhẹ, tình trạng nhiễm trùng này không làm cho mẹ bị đau bụng dưới trái. Nhưng khi chuyển biến nặng hơn, các cơn đau sẽ xuất hiện kèm theo cảm giác nóng buốt, đau nhói ở xương chậu.

Ngoài ra, mỗi khi tiểu tiện, mẹ có thể thấy màu nước tiểu khác với thường ngày, cảm giác ngứa rát ở vùng kín và có mùi hôi trong dịch âm đạo. Khi đó, mẹ cần đi khám và chữa trị càng sớm càng tốt. Bởi khi điều trị đúng cách, bệnh này sẽ khỏi hoàn toàn và không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Ngược lại, thì mẹ phải đối mặt với nguy cơ sinh non, sảy thai.

Đau bụng đi ngoài khi mang thai 3 tháng đầu

Không chỉ có trường hợp táo bón mà mẹ cũng có thể bị đau bụng tiêu chảy khi mang thai 3 tháng đầu. Lý do gây ra điều này là từ việc ăn uống sinh hoạt hằng ngày của mẹ.

Việc ăn uống đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng nhưng không vì thế mà các mẹ bỏ qua khâu vệ sinh thực phẩm vì đây là nguồn dễ sinh bệnh nhất nếu mẹ không làm sạch sẽ, không nấu chín uống sôi. Các loại virus, vi khuẩn gây hại cho đường ruột, hệ tiêu hóa sẽ có cơ hội phát triển và gây ra những biến chứng nghiêm trọng và làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Mẹ cần chú ý gì khi bị đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu?

  • Cân bằng giữa làm việc và sinh hoạt. nghỉ ngơi hằng ngày. Ưu tiên nghỉ ngơi nhiều hơn để nạp đủ năng lượng cho cơ thể.
  • Giữ cho tinh thần của bản thân được thoải mái, tránh các vấn đề gây stress.

đau bụng tiêu chảy khi mang thai 3 tháng đầu

Giữ tinh thần, vui vẻ, thoải mái sẽ giúp bà bầu giảm thiểu các cơn đau bụng khó chịu

  • Tránh quan hệ vợ chồng để thai nhi có thể phát triển khỏe mạnh.
  • Nên dùng băng vệ sinh để tránh tình trạng viêm nhiễm do ra máu lúc đau bụng bình thường.
  • Khi nằm ngủ, các mẹ bầu nên kê thêm gối và để ở những vị trí phù hợp để tạo sự thoải mái.
  • Không nên lại gần hay tiếp xúc với các chất độc hại, phóng xạ, bức xạ.
  • Không mang vác các vật nặng, làm việc quá sức hay các hoạt động đòi hỏi chạy nhảy nhiều.
  • Giảm thiểu việc ngồi xổm, cúi lưng vì điều này có thể khiến thai nhi bị chèn ép.
  • Tránh giữ một tư thế quá lâu mà thay vào đó nên đổi sang tư thế khác, vận động nhẹ nhàng như đi lại trong nhà.
  • Mỗi ngày mẹ nên tắm bằng nước ấm để tránh nhiệt độ cơ thể bản thân làm ảnh hưởng đến thai nhi.
  • Thường xuyên đi khám thai định kỳ để theo dõi sự phát triển của bé.
  • Khi thấy những biểu hiện bất thường thì cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra và điều trị.

Kết luận

Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu có thể là một biểu hiện bình thường của thai kỳ nhưng cũng có khả năng là triệu chứng nguy hiểm đến thể trạng của mẹ và bé.

Cho nên, mọi việc hằng ngày từ vệ sinh thân thể, ăn uống, sinh hoạt, mẹ đều phải chú ý, thận trọng và chăm sóc bản thân nhiều hơn. Có như vậy thì thai nhi mới có thể khỏe mạnh và phát triển toàn diện cho đến lúc chào đời.

Nguồn tham khảo

Đọc thêm:  Hiện tượng đau bụng dưới khi mang thai tháng đầu - các dấu hiệu nguy hiểm

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents