Chăm Sóc Bà Bầu 3 Tháng Đầu Thai Kỳ: Cần Tránh & Kiêng Những Gì?

14 thg 9 2019 00:35

Dân gian có câu: “Người chửa cửa mả”, trong thai kỳ có rất nhiều yếu tố gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, khi mang thai 3 tháng đầu, những vấn đề chị em “bầu bí” cần quan tâm quả thực là vô số. Để nắm rõ tất cả những điều kiêng kỵ và ghi nhớ đủ hết những điều cần thiết, chị em nên lập danh sách cụ thể từng điều lưu ý cho mình.

Những điều mẹ cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

1. Ba tháng đầu thai kỳ, thai nhi lấy dinh dưỡng từ đâu?

Do quá trình hình thành cơ thể thai nhi và cấu trúc não bộ ban đầu của thai kỳ, thai nhi luôn cần một nguồn dưỡng chất đa dạng, đầy đủ từ cơ thể mẹ truyền qua dây rốn. Trong giai đoạn 3 tháng đầu, thai phụ thường tăng từ 0,9 - 2,3 kg.

Ngược lại, có nhiều mẹ lại bị sút tới 3 kg. 

- Nếu không biết bà bầu cần ăn gì trong 3 tháng đầu thai kỳ thì mẹ nên bổ sung thêm từ 10 - 18gr protein mỗi ngày, tương ứng với từ 50 - 100gr thịt, cá hoặc 1 – 2 ly sữa mỗi ngày.

cách dưỡng thai 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên bổ sung thêm từ 10 - 18gr protein mỗi ngày

- Mẹ bầu cần bổ sung 15gr chất sắt/ ngày và acid folic (vitamin B9) để giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, dị tật nứt đốt sống ở trẻ. Chất này có trong các loại rau củ có màu xanh thẫm.

- Ngoài ra, mẹ bầu cần bổ sung vitamin B12 và vitamin C để giúp phát triển xương sụn, các cơ và mạch máu cho bào thai, từ đó tạo cho bánh nhau bền chắc.

2. Dấu hiệu mang bầu 3 tháng đầu thường gặp

- Xuất hiện hiện tượng khó tiêu, ợ nóng: Đây chính là dấu hiệu rất tốt, cho thấy rằng lượng hormone trong thai kỳ của bạn vẫn đang hoạt động bình thường khi đang làm chậm, ức chế quá trình tiêu hóa của cơ thể.

- Mang thai 3 tháng đầu cơ thể bị đau nhức: Khi thai nhi đang dần lớn lên, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với nhiều cơn đau nhức tại vùng lưng và cả tay, chân. Đây là một triệu chứng rất bình thường đối với mẹ bầu ở tam cá nguyệt thứ 2 và 3.

- Cân nặng mẹ bầu tăng dần đều: Nếu như cân nặng mẹ bầu tăng khoảng 0,5kg/ tuần trở lên trong tam cá nguyệt thứ 1 và 2 thì chị em có thể yên tâm vì bé yêu đang phát triển đúng chuẩn của thai kỳ.

- Mang thai 3 tháng đầu thường bị ốm nghén: Các chuyên gia cho rằng, tình trạng ốm nghén chứng tỏ cơ thể mẹ bầu đang có đủ các kích thích tố quan trọng, cần thiết để thai nhi phát triển. Cho nên, dù có khó chịu vì bị nghén ăn, nghén ngủ “vật vã” đến như thế nào, mẹ bầu cũng thấy rất xứng đáng phải không nào?

- Huyết áp và lượng đường trong máu đang ở mức ổn định: Chỉ khi huyết áp và lượng đường trong máu mẹ bầu ở mức ổn định thì chị em mới có thể yên tâm mình sẽ tránh được chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ. Nếu như hai chỉ số này ở mức chuẩn, chứng tỏ là bà bầu đang ăn uống, sinh hoạt lành mạnh đấy!

3. Phụ nữ có bầu 3 tháng đầu bị đau bụng phải làm sao?

Theo các chuyên gia, tình trạng đau bụng khi bầu 3 tháng đầu sẽ chia làm 2 trường hợp đau bụng bình thường và đau bụng nguy hiểm. Nếu triệu chứng đau bụng lâm râm là bình thường vì lúc này trứng đang làm tổ, nên chị em không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu xuất hiện các triệu chứng đau bụng nguy hiểm như:

- Cơn đau bụng dữ dội, di chuyển khắp vùng bụng, điều này cảnh báo mang thai ngoài dạ con.

- Cơn đau bụng kéo dài, vùng bụng bị co thắt và kèm theo hiện tượng xuất huyết thì đây là triệu chứng sảy thai.

- Nếu mẹ bầu cảm thấy đau bụng co thắt bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng, đau co thắt dạ con từng hồi là những triệu chứng dọa sinh non.

- Nếu bị đau bụng trên trong khi mang thai 3 tháng đầu kèm theo triệu chứng mờ mắt, nôn mửa , buồn nôn và một số dấu hiệu khác rất có thể mẹ bầu đã bị tiền sản giật.

Nếu gặp những triệu chứng như trên đây có nghĩa là tính mạng của người mẹ và em bé trong bụng đang bị đe dọa, mẹ cần đi khám ngay để có biện pháp xử lý hiệu quả.

4. Bụng bầu 3 tháng đầu khiến vóc dáng mẹ thay đổi thế nào?

Cơ thể mẹ bầu 3 tháng sẽ có những thay đổi như sau:

- Tăng kích thước vòng bụng bắt đầu từ tuần thứ 12 của thai kỳ. Đó là vì tử cung của mẹ đã giãn nở và bắt đầu nhô lên khỏi vùng xương chậu và chuyển động.

- Tăng kích thước ngực, quầng vú sẫm màu và xuất hiện những mụn li ti. Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, mẹ bầu cũng bắt đầu có sữa non và thường xuyên bị rỉ ra. Những thay đổi này là do bầu ngực của bạn đã chuẩn bị cho con bú.

- Mẹ bầu tăng cân một cách bình thường trong thai kỳ là từ 10 - 14kg. Cân nặng thường của mẹ bầu chỉ tăng chút ít trong 3 tháng đầu tiên và 3 tháng giữa nhưng sẽ tăng nhiều nhất là trong 3 tháng cuối cùng.

5. Tâm lý bà bầu 3 tháng đầu có gì đặc biệt?

- Khi biết tin vui mình chuẩn bị lên chức “mẹ bỉm sữa”, hẳn bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ phải trải qua đầy đủ các cung bậc cảm xúc. Từ hạnh phúc vỡ òa đến lo lắng, hoang mang về nhiều thứ cần phải sắm sửa, chuẩn bị cho cả mẹ và bé.

- Ngoài ra, mẹ bầu còn có các xúc cảm khác mà không thể cân đo đong đếm hết được. Áp lực tâm lý của lần mang thai đầu tiên cũng đủ khiến cho mẹ bầu gục ngã. Gần như không mẹ bầu nào có thể lường hết được hết những bất ổn tâm lý của mình diễn ra trong suốt thai kỳ.

- Tâm lý bất ổn của mẹ bầu bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu là do những căng thẳng, mỏi mệt về thể chất.

- Chính sự thay đổi của hormone trong cơ thể khiến cho mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén nặng hoặc nhẹ, cảm giác buồn nôn hoặc thèm ăn, chán ăn, khó chịu, mệt mỏi, hay cáu gắt, lo lắng,…

quá trình phát triển của thai nhi 3 tháng đầu

Mẹ bầu nào cũng sẽ phải trải qua đầy đủ các cung bậc cảm xúc

Mẹ mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?

Giai đoạn đầu thai kỳ rất quan trọng, nên mẹ cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:

- Đầu tiên là thử thai: Dùng que thử thai để kiểm tra lại 1 - 2 lần khi bạn phát hiện ra mình trễ kinh. Đây là việc cần làm đầu tiên khi mang thai 3 tháng đầu để chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho cả một hành trình rất dài sau đó.

- Tiếp đến, kiểm tra bảo hiểm y tế: Phải biết được bảo hiểm y tế sẽ chi trả những khoản gì khi bạn mang thai và sinh con, cần chọn bệnh viện nào thích hợp nhất cho chiếc thẻ bảo hiểm y tế của bạn.

- Khám thai 3 tháng đầu: Mẹ bầu không cần khám thai quá nhiều lần, nhưng nhớ khám thai lần đầu tiên càng sớm càng tốt. Nếu không, bạn sẽ bỏ lỡ mất mốc siêu âm quan trọng đối với tuần thai thứ 10 – 12.

- Mẹ bầu 3 tháng đầu cần cố gắng ăn uống đầy đủ: Cho dù bị ốm nghén hay không, hãy cố gắng đảm bảo ăn uống một cách đầy đủ, hợp lý trong khả năng của mình nhé. Bạn có thể tham khảo một số chế độ ăn uống để trị ốm nghén giúp mẹ bầu dễ chịu hơn trong giai đoạn này.

bà bầu nên kiêng gì trong 3 tháng đầu

Mẹ bầu hãy cố gắng đảm bảo ăn uống một cách đầy đủ nhé

- Có thai 3 tháng đầu cần uống nước nhiều: Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần uống từ 1,4 – 1,9 lít chất lỏng mỗi ngày, trong đó cần có thêm 0,2 lít nước/ giờ nếu phải vận động nhẹ. Hãy luyện tập thói quen này ngay từ 3 tháng đầu mang thai, bạn nhé.

- 3 tháng đầu mang thai nên đi ngủ sớm: Bạn có thể cảm thấy mình kiệt sức hơn nhiều so với khi chưa mang bầu. Cho nên, bạn cần đi ngủ sớm nhất có thể để đảm bảo sức khỏe.

- Nghĩ về thời điểm bạn sẽ thông báo tin vui cho mọi người: Một số mẹ bầu đã vội vàng thông báo tin vui ngay lập tức khi vừa biết mình có bầu. Những người khác thì cẩn thận hơn, chờ đến ba tháng tiếp theo, khi mà các rủi ro về sảy thai đã giảm đi.

- Uống bổ sung vitamin là cách dưỡng thai 3 tháng đầu hiệu quả: Axit folic, canxi, sắt, vitamin A, C, E,... là những dưỡng chất cần thiết nhất đối với bà bầu. Chúng có vai trò đặc biệt quan trọng, giúp các mẹ bầu giảm được nguy cơ dị tật ống thần kinh.

- Chọn người chăm sóc sức khỏe cho bà bầu 3 tháng đầu: Hãy tham khảo qua bạn bè, người thân hoặc bác sỹ chuyên khoa để nhận được lời giới thiệu đến một người chăm sóc sức khỏe gia đình hay một bà đỡ  nào đó đáng tin cậy nhé.

- Đảm bảo sử dụng thuốc an toàn: Nhớ hỏi bác sỹ về các đơn thuốc hoặc loại thuốc không kê toa mà bạn đang sử dụng một cách kỹ lưỡng để đảm bảo an toàn cho mẹ và thai nhi. 

- Thuốc bổ cho bà bầu và những thức ăn tốt cho sức khỏe: Hãy chất đầy tủ bếp, tủ lạnh và tủ thuốc nhà bạn những thức ăn, thuốc bổ tốt cho bà bầu.

sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu

Những thức ăn tốt cho sức khỏe bà bầu và thai nhi

- Đối phó với những cơn ốm nghén: Ốm nghén xuất hiện nhiều nhất là trong ba tháng đầu, mẹ bầu có thể cải thiện chứng này bằng dinh dưỡng và điều chỉnh nhịp độ sinh hoạt.

- Tìm hiểu, cảnh giác những dấu hiệu nguy hiểm: Bạn nên chú ý cảnh giác với những dấu hiệu như đau quặn bụng, ra máu bất thường hay tình trạng ốm nghén nặng, mệt mỏi quá độ trong giai đoạn này.

- Bắt đầu chụp lại hình ảnh bụng bầu 3 tháng: Đây là một cách tuyệt vời, thú vị để mẹ có thể ghi lại hành trình sinh trưởng, phát triển của bé yêu.

- Mẹ bầu 3 tháng đầu nên mua đồ lót mới: Áo và quần lót mới cho bà bầu có thể khiến cho bạn cảm thấy vô cùng thoải mái đấy.

- Tham gia vào một hội nhóm các mẹ bầu: Mẹ bầu nên liên lạc, kết nỗi với các bà bầu mang thai cùng giai đoạn với mình để chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm.

- Chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để nghe hoặc nhìn thấy con yêu: Bạn có thể nghe thấy nhịp tim hoặc nhìn thấy bé yêu thông qua máy nghe tim thai hoặc siêu âm.

- Mẹ bầu nên làm gì trong 3 tháng đầu? Chuẩn bị đặt tên cho bé là vừa: Bạn có rất nhiều thời gian để quyết định một cái tên “siêu đáng yêu” cho bé đấy.

- Bà bầu 3 tháng đầu cần chuẩn bị về mặt tài chính: Lên kế hoạch về những chi phí của mẹ trước, trong và sau khi sinh em bé. Những chi phí đó sẽ bao gồm quần áo, tã, đồ chơi thức ăn,... và những chi phí này có thể “đội” lên rất nhanh đấy. 

- Tạo ra một thói quen, lên lịch để kết nối với bé yêu hàng ngày: Dành thời gian để nghĩ về con của bạn, có thể là lúc sau khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.

- Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tâm sự và chia sẻ với “nửa kia”: Thông thường, bạn sẽ cần nói chuyện rất nhiều về những điều mình mong muốn khi mang thai và làm cha mẹ. Tốt nhất, hãy viết sẵn một danh sách những điều mà cha mẹ “luôn luôn” và “không bao giờ” thực hiện.

Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu 

Mẹ cần nhớ kiêng cữ những vấn đề sau để thai phi được phát triển khỏe mạnh.

- Tránh xa khói thuốc lá: Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai, bao gồm cả sảy thai và sinh non.

- Đảm bảo an toàn khi mang thai 3 tháng đầu: Đây là giai đoạn có nguy cơ sảy thai cao nhất, nên bạn cần thận trọng trong tất cả những  công việc hàng ngày. Hãy tham khảo thêm những lời khuyên an toàn .

- Cân nhắc chọn lựa thực hiện những xét nghiệm phù hợp: Nên nhớ rằng không phải bài kiểm tra, xét nghiệm nào cũng có thể cho bạn thêm thông tin về những rủi ro về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh của thai nhi. Cho nên, bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ chuyên khoa trước khi quyết định lựa chọn hình thức kiểm tra cho mình.

cẩm nang bà bầu 3 tháng đầu

Cần cân nhắc chọn lựa thực hiện những xét nghiệm phù hợp

- Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì? Hãy ngừng uống rượu bia: Một ly nhỏ rượu bia hoặc chất có cồn mỗi ngày cũng có thể gây hại cho sức khỏe của em bé trong bụng. 

- Giảm lượng cafeine khi mang thai 3 tháng đầu: Việc tiêu thụ một lượng lớn cafeine trong thai kỳ có thể dẫn đến sảy thai, mẹ nhé.

- Bắt đầu mang thai nên hạn chế một số loại thức ăn: Tìm hiểu xem những thức ăn, đồ uống nào cần tránh khi mang thai.

- Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu: Đặc biệt lưu ý những vấn đề có ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cả mẹ và bé.

- Phụ nữ có thai 3 tháng đầu cần tránh mang vác vật nặng: Sự thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ khiến cho các khớp xương, dây chằng và sự liên kết cơ của bạn lỏng lẻo hơn, chuẩn bị tốt nhất cho quá trình sinh nở. 

Do đó, bạn sẽ cảm thấy mình không còn sức lực, dễ bị mệt hơn và luôn nhức mỏi toàn thân vào mọi thời điểm trong ngày. Vì thế, hãy tránh xa những đồ vật và công việc nặng nhé. 

- Ba tháng đầu thai kỳ không tắm xông hơi hay bồn nước quá nóng

Hiệp hội mang thai của Mỹ đã cảnh báo rằng mẹ bầu tắm nước quá nóng có thể gây ra những vấn đề rủi ro không mong muốn trong quá trình phát triển của thai nhi. Vì thân nhiệt của bà bầu sẽ tăng cao, khiến cho thai nhi cũng bị làm nóng lên, vượt quá mức của nhiệt độ bình thường.

- Thai nhi 3 tháng tuổi mẹ cần tránh tập một số tư thế yoga: Đầu tiên, bạn phải hỏi ý kiến của bác sĩ của bạn nếu bạn muốn bắt đầu hoặc tiếp tục tập yoga. Một khi đã nhận được một sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa, bạn phải thông báo cho giáo viên hướng dẫn yoga của mình về việc mang thai. Nhưng cần nhớ tuân thủ các quy tắc của bài tập yoga để đảm bảo an toàn. 

- Không chơi những trò vận động mạnh khi đang mang thai 3 tháng đầu tiên: Trong thời gian mang thai, mẹ bầu nên tránh các trò chơi và vận động quá mạnh. Như vậy sẽ làm cho mẹ bầu và cả thai nhi bị mệt mỏi, nguy hiểm hơn là có thể gây ra tình trạng sảy thai hay đẻ non.

- Thai nghén 3 tháng đầu có nên quan hệ không?

Quan hệ tình dục trong thời gian mang thai, đặc biệt là khi mẹ bầu bị buồn nôn, nôn mửa và căng thẳng, mệt mỏi thì điều này cần phải hết sức thận trọng. Điều quan trọng nhất của vấn đề tình dục trong thời kỳ mang thai là phải “vui chơi, lắng nghe cơ thể, thoải mái và cởi mở với bạn đời”.

Cách tốt nhất để thưởng thức hương vị tình yêu trong suốt thời kỳ mang thai là nên tiến hành nhẹ nhàng, âu yếm và lựa chọn tư thế phù hợp để mẹ bầu cảm thấy thoải mái nhất nhé.

Kết luận

Có rất nhiều điều mà mẹ mang thai 3 tháng đầu cần chú ý để cho thai nhi phát triển khỏe mạnh và an toàn. Nghe qua thì thấy có vẻ rắc rối và khó nhớ. Tuy nhiên, chỉ cần nghĩ đến thiên thần nhỏ của mình thôi chắc chắn mẹ sẽ nhanh chóng nhớ được hết việc mình cần kiêng gì và làm gì!

Nguồn tham khảo: 

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents