Mang Thai 5 Tuần Bị Ra Máu Màu Nâu | Mang Thai Ra Dịch Màu Nâu Nhạt Là Hiện Tượng Gì?

24 thg 7 2019 19:34

Ra máu nâu khi mang thai kèm theo các dấu hiệu như đau bụng, chuột rút, hoa mắt, chóng mặt,... là triệu chứng nguy hiểm khiến mẹ bầu hoang mang, lo lắng. Hiện tượng này bắt nguồn từ đâu và cách xử lý như thế nào để có một thai kỳ khỏe mạnh? Hãy cùng với Zcare tìm ra câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Ra máu nâu khi mang thai có nguy hiểm không?

Nếu một ngày đẹp trời, mẹ bầu bỗng nhận thấy âm đạo tiết ra dịch màu nâu thì cũng đừng quá hoảng sợ nhé. Vì đây là 1 hiện tượng hoàn toàn bình thường đối với hầu hết những mẹ bầu và không ảnh hưởng nhiều tới thai nhi.

Tuy nhiên, nếu việc này kéo dài lâu hơn 7 ngày và có đi kèm với các triệu chứng khác như đau bụng dưới, chóng mặt, choáng ngất,... thì mẹ bầu nên đến bác sĩ để được khám sớm. Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, khi gặp hiện tượng ra dịch nhầy màu nâu, mẹ bầu cần chú ý để tìm rõ nguyên nhân và trước tiên mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn.

Và mẹ nên đi khám ngay nếu thấy hiện tượng ngày càng có xu hướng tăng nặng kèm theo các triệu chứng bất thường khác. Tình trạng có thai ra dịch màu nâu khi mang thai 3 tháng đầu chỉ có khoảng 20% mẹ bầu từng gặp thôi. Và ở hiện tượng này thường có nguyên nhân do quá trình làm tổ của trứng, mẹ bị sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Đây cũng là vấn đề bất khả kháng, không ai mong muốn cả. Nếu như mẹ bầu bị ra máu nâu có kèm theo các triệu chứng như chảy máu, đau bụng dữ dội, chuột rút hay tình trạng này diễn biến ngày một nặng thì mẹ nên đi khám ngay vì rất có thể sảy thai, dọa sảy thai, động thai, sẽ rất nguy hiểm đối với cả 2 mẹ con.

Những mẹ trên 40 tuổi có hiện tượng ra khí hư màu nâu nhạt hoặc máu đỏ kéo dài và màu máu đậm hơn bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của giai đoạn tiền mãn kinh, mãn kinh. Đồng thời, mẹ cũng nên cảnh giác với các bệnh như: bệnh ung thư cổ tử cung, viêm vùng chậu, rối loạn chảy máu tử cung hoặc các bệnh lây qua đường tình dục.

Nguyên nhân khiến mẹ bầu bị ra máu nâu khi mang thai

Dịch màu nâu khi mang thai có thể xuất hiện khi lượng máu tăng lên, di chuyển về phía cổ tử cung trong thai kỳ và làm cho vùng kín trở nên nhạy cảm hơn. Tuy nhiên, không phải lúc nào mẹ bầu cũng có thể xác định được nguyên nhân của việc ra dịch nâu hoặc chảy máu âm đạo khi mang thai.

Đôi khi, có bầu ra dịch màu nâu đơn giản chỉ là do quá trình làm tổ của thai khiến mẹ bầu bị ra dịch màu hồng. Nhưng cũng có thể do những nguyên nhân nghiêm trọng hơn như sảy thai, dọa sảy thai hoặc 1 nguyên nhân nào đó nguy hiểm mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Dưới đây là những nguyên nhân hay gặp:

  • - Do trứng đã được thụ tinh và cấy vào tử cung: Đây là tình trạng thường xuất hiện vào khoảng ngày thứ 10 sau khi thụ thai. Khi đó, mẹ sẽ nhận thấy những đốm máu hồng đôi khi là màu nâu đây chính là dấu hiệu trứng đã thụ tinh và cấy vào tử cung. Hiện tượng này sẽ mất khoảng 1- 2 ngày, mẹ nên chú ý để không nhầm lẫn với chu kỳ kinh nguyệt vì tình trạng này ra rất ít máu và sẽ nhanh chóng hết.
  • - Màng rụng gây hiện tượng có thai ra chất nhầy màu nâu: Hiện tượng này chị em phụ nữ cũng hay gặp. Màng rụng thường xuất hiện vào khoảng trong 2 tháng đầu của thai kỳ. Với tình trạng này, mẹ bầu sẽ nhận thấy những đốm máu nhỏ ở quần.
  • - Quan hệ tình dục quá thô bạo khiến mẹ bầu bị ra chất nhầy màu nâu: Khi mang thai, tử cung quá nhạy cảm dẫn tới mang thai bị ra dịch màu nâu. Ở giai đoạn mang thai, lượng máu đến tử cung tăng cao do những thay đổi hormone. Hiện tượng này khiến mẹ bầu thấy một vài đốm máu nhẹ, đặc biệt sau khi quan hệ hay khám phụ khoa, nhưng đây là một tình trạng bình thường và không đáng lo ngại.

Nhiều cặp vợ chồng vẫn quan hệ tình dục đều đặn ngay cả khi người vợ mới mang thai. Thậm chí, họ hoàn toàn không hề hay biết chuyện mình mang thai đến khi người vợ ra dịch hồng sau khi quan hệ. Nguyên nhân là do khi mang thai, cổ tử cung của người phụ nữ trở nên mỏng và nhạy cảm hơn.

Các cặp đôi khi quan hệ nếu thực hiện những động tác mạnh hoặc quan hệ quá nhiều lần có thể gây kích thích tử cung, từ đó dẫn tới hiện tượng xuất huyết âm đạo. Cá biệt có 1 số chị em còn cảm thấy đau nhẹ ở bộ phận sinh dục.

  • - Có thai ra khí hư màu nâu do nhiễm trùng: Đây là một trong những tình trạng nguy hiểm, bởi nó có thể dẫn tới nguy cơ sảy thai hoặc sinh non. Nhiễm trùng âm đạo hoặc viêm nhiễm ở cổ tử cung có thể khiến dịch âm đạo của mẹ bầu có màu nâu bất thường. Ngoài ra, nhiễm trùng còn khiến cho dịch âm đạo có mùi, ngứa và xuất huyết nâu.

Bên cạnh đó, mang thai ra dịch màu nâu nhạt cũng có khả năng là triệu chứng của bệnh HPV do mức độ nội tiết tố nữ estrogen và lưu lượng máu đến vùng âm đạo tăng lên. Do đó, khi mẹ bầu bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn ở cổ tử cung hay âm đạo thì nên khám và điều trị càng sớm càng tốt.

  • - Tụ máu dưới màng đệm cũng có thể dẫn tới việc ra huyết nâu: Tình trạng này thường là do trứng đã làm tổ trong tử cung nhưng lại bị bong ra 1 phần. Tùy vào tình trạng vừa hoặc nặng của mẹ bầu, nếu vừa và nhẹ thì sẽ tự khỏi trong khoảng 20 tuần. Nhưng nếu nặng thì mẹ bầu có thể sẽ bị bong nhau thai và dẫn tới sảy thai.
  • - Ra dịch nâu nhưng không đau bụng có thể do mang thai giả: Mang thai giả là tình trạng cơ thể bỗng xuất hiện mô bất thường có hình dáng giống hệt như bào thai, phát triển ngay bên trong tử cung người mẹ. Chị em cũng có thể gặp phải các triệu chứng như nôn ói, chóng mặt, chướng bụng,... rất giống các dấu hiệu mang thai. Tình trạng này là do tâm lý mong có thai, rất thường bị nhầm lẫn với việc mang thai thật.

mang thai 5 tuần bị ra máu, dịch nhầy màu nâu

Ra dịch nâu nhưng không đau bụng có thể do mang thai giả

  • - Chất nhầy màu nâu nhạt có thể do dấu hiệu sắp sinh: Dịch âm đạo màu nâu nhạt xuất hiện trong những tuần cuối của thai kỳ có thể bắt nguồn từ tình trạng mất nút nhầy cổ tử cung. Đây được xem là một trong những dấu hiệu sắp “vỡ chum” phổ biến của mẹ bầu. Hiện tượng này thường xảy ra vào khoảng tuần 36 – 40, khi đó cổ tử cung đã mềm và mở rộng hơn để chuẩn bị thật tốt cho quá trình sinh nở.
  • - Ra dịch nhầy màu nâu do chứng Polyp cổ tử cung: Bệnh polyp cổ tử cung ở mẹ bầu là tình trạng xuất hiện các khối u nhỏ ở trên bề mặt cổ tử cung. Những khối u này thường là lành tính nhưng lại rất dễ vỡ, đặc biệt là khi nồng độ estrogen của cơ thể mẹ bầu tăng lên trong thai kỳ. Tuy nhiên, các khối u này cũng có thể khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới, khó chịu và chảy máu bụng dưới.
  • - Mang thai ra máu nâu do dọa sảy thai: Dọa sảy thai là tình trạng cũng sẽ gây nguy hiểm cho tính mạng thai nhi nếu mẹ phát hiện muộn. Dọa sảy thai gây chảy máu nhưng nếu được thăm khám và điều trị bằng phương pháp phù hợp thì sẽ không gây ảnh hưởng gì. Nhưng nếu để nặng thì mẹ bầu rất khó có thể giữ lại được thai nhi.
  • - Có thai ngoài tử cung gây ra tình trạng ra chất nhầy màu nâu: Đây là tình trạng trứng đã thụ tinh nhưng lại không nằm ở trong tử cung mà lại di chuyển đến 1 nơi khác. Thông thường và cũng là hay gặp nhất là trứng sẽ nằm tại vòi tử cung gây ra hiện tượng chảy máu âm đạo, chóng mặt, đau đầu, đau một bên hông, thậm chí gây vỡ ống dẫn trứng và xuất huyết nghiêm trọng.

Theo như con số thống kê của các chuyên gia, cứ 1000 mẹ bầu thì sẽ có khoảng 4 – 10 mẹ gặp phải tình trạng này. Tuy con số rất ít nhưng đây lại là một trong những tình trạng nguy hiểm. Nếu không được phát hiện kịp thời rất có thể người mẹ bị thai ngoài tử cung sẽ bị mất đi khả năng sinh con. Chính vì vậy, mẹ bầu hãy đến ngay bệnh viện để thăm khám khi gặp các triệu chứng như trên.

  • - Mang thai ra dịch màu nâu do sảy thai: Mang thai bị ra máu nâu hoặc đen do đã bị sảy thai là một trong những dấu hiệu khiến mẹ bầu hoang mang và lo lắng nhất. Tình trạng này bao gồm những triệu chứng như: có dịch nhầy màu nâu, chảy máu âm đạo, bụng dưới bị co rút kèm đau thắt lưng.

Thông thường, quá trình sảy thai tự nhiên ở mẹ bầu sẽ diễn ra trong khoảng 7 – 10 ngày. Nguyên nhân gây sảy thai đôi khi do thai nhi không thích ứng được với môi trường chứ không phải lúc nào cũng do mẹ bầu. Các nghiên cứu cho thấy, sảy thai tự nhiên là vấn đề phổ biến và có tới 20% mẹ bầu có thể gặp phải tình trạng này. Nếu gặp phải các dấu hiệu này, mẹ nên đi khám ngay để được điều trị kịp thời.

ra dịch màu nâu khi mang thai 7 tuần 8 tuần

Mang thai bị ra máu nâu hoặc đen có thể do đã bị sảy thai

  • - Bất thường ở nhau thai: Thai phụ có thể gặp phải tình trạng nhau tiền đạo tức là nhau thai nằm ở vị trí thấp của tử cung khiến cho bánh nhau đè lên tử cung. Lúc này cổ tử cung sẽ mở ra khiến mẹ bầu bị xuất huyết âm đạo, ra dịch nâu nhưng không đau bụng nên rất khó phát hiện. Cũng có thể thai phụ đã bị bong nhau thai khiến cho bụng dưới đau âm ỉ rất khó chịu.

Ra máu nâu khi mang thai có cần đi khám bác sĩ không?

Nếu bị ra dịch khi mang thai mà dịch có màu nâu và chỉ là một đốm nhỏ thì mẹ bầu không cần quá lo lắng. Tuy vậy, chị em cũng vẫn nên đi khám bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn một cách kĩ càng hơn. Đặc biệt, mẹ bầu nên đi khám bác sĩ ngay khi bị ra máu nhiều và bị đau, thậm chí kể cả khi đã ngưng chảy máu.

Chị em có thể cần đến bệnh viện chuyên khoa để được thăm khám và kiểm tra. Các bác sĩ có thể thăm khám âm đạo, thực hiện các siêu âm, xét nghiệm máu và nước tiểu để đo nồng độ hormone trong cơ thể mẹ bầu.

Từ đó, tìm ra nguyên nhân của hiện tượng có thai ra dịch màu nâu cũng như phương hướng giải quyết tốt nhất. Trên thực tế, có khoảng 20% mẹ bầu phải trải qua hiện tượng ra dịch màu hồng khi mang thai tại một vài thời điểm trong thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng nên lo lắng quá bởi có những phụ nữ đã trải qua những triệu chứng này và họ vẫn có một thai kỳ rất bình thường, khỏe mạnh.

Nếu bà bầu vẫn còn có những băn khoăn, thắc mắc về vấn đề này, hãy hỏi ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa hoặc các chuyên gia phụ khoa để được tư vấn và giải đáp kịp thời.

mang thai ra dịch màu nâu là hiện tượng gì

Khi bị ra máu nâu khi mang thai, mẹ bầu cần đi khám bác sĩ

Cách phòng tránh nguy cơ ra máu nâu khi mang thai

  • - Khám thai càng sớm càng tốt: Khi mang thai ra máu nâu (có thể là ra máu khi mang thai tháng đầu) dù là do nguyên nhân gì thì các mẹ bầu cũng nên đến bệnh viện kiểm tra kịp thời, kể cho bác sĩ biết thật chi tiết về tình trạng của mình càng sớm càng tốt để biết được chính xác nguyên nhân và có biện pháp khắc phục sớm nhất. Khi khám thai, bác sĩ sẽ siêu âm để biết rõ tình trạng và các bộ phận trong cơ quan sinh sản, phôi thai, túi ối, nhau thai,... của mẹ bầu có gì bất thường không, và dựa vào đó, bác sĩ sẽ đề ra các chỉ định phù hợp.
  • - Chế độ ăn uống: Bên cạnh việc thăm khám, các mẹ bầu cần lưu ý ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, giàu chất sắt, canxi, vitamin và axit folic. Và các mẹ bầu cũng cần tuân thủ khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn để có thể phát hiện sớm những bất thường, nguy hiểm trong thai kỳ.
  • - Nghỉ ngơi nhiều hơn: Để giúp mẹ bầu đối phó với hiện tượng ra máu nâu trong khi mang thai và có thể tiếp tục một thai kỳ khỏe mạnh, bác sĩ có thể sẽ khuyến khích mẹ bầu năng nghỉ ngơi, thư giãn, hoạt động nhẹ nhàng hoặc ngủ trưa nhiều hơn. Đặc biệt, mẹ cần chú ý không hoạt động chân quá nhiều, hạn chế hoạt động thể chất mạnh, tránh lo lắng, căng thẳng tâm lý. Khi nằm, các mẹ bầu hãy nhớ gác cao chân lên khi có thể nhé.

ra chất nhầy màu nâu khi mang thai

Mẹ bầu nên nghỉ ngơi, thư giãn hoặc ngủ trưa nhiều hơn

  • - Dùng thuốc đông y: Khi mang thai không được dùng thuốc nên mẹ bầu có thể sử dụng các bài thuốc đông y, dân gian dưới sự tư vấn của các bác sĩ chuyên khoa để chữa trị ra máu nâu khi mang thai rất tốt. Trên thực tế có rất nhiều người bị động thai, dọa sảy thai đã sử dụng thuốc đông y và cứu được thai nhi.
  • - Thận trọng khi quan hệ tình dục: Mẹ hãy hạn chế tất cả các hoạt động, vận động thể chất hết mức có thể, kể cả việc quan hệ tình dục. Mặc dù hoạt động, các bài tập nhẹ nhàng trong thời gian mang thai rất tốt cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi, nhưng nếu xuất hiện dịch màu nâu kèm theo chút máu thì bạn nên tránh vận động.
  • - Tránh lao động nặng nhọc: Nếu vị trí công việc buộc phải dùng sức lực nhiều thì mẹ bầu nên xin nghỉ sớm để dưỡng thai, đề phòng bất trắc. Đặc biệt, mẹ bầu tuyệt đối không nên mang vác bất cứ vật gì nặng trên 10kg trong suốt thời kỳ mang thai, nhất là khi đã bị ra khí hư màu nâu. Không những thế, nếu mẹ mang vác vật nặng vào giai đoạn đầu của thai kỳ cũng rất có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo.
  • - Giữ vệ sinh vùng kín: Mẹ bầu nên chăm sóc, vệ sinh bộ phận sinh dục thường xuyên và cẩn thận. Âm đạo cần phải luôn khô thoáng và sạch sẽ, đặc biệt nếu mẹ bầu đang mắc phải tình trạng xuất huyết âm đạo. Bên cạnh đó, mẹ nên tránh các loại dung dịch vệ sinh có chất tẩy rửa mạnh, chỉ nên sử dụng nước để làm sạch vùng kín thôi nhé.
  • - Khám thai và phụ khoa định kỳ: Mẹ bầu cần khám thai và siêu âm thai định kỳ theo lịch để phát hiện và giải quyết sớm nhất có thể những vấn đề bất thường của thai kỳ. Bên cạnh đó, mẹ bầu cũng cần khám phụ khoa trước và trong khi mang thai để sớm phát hiện những bệnh lý về phụ khoa để điều trị kịp thời cũng như theo dõi tình trạng bệnh.

Kết luận

Ra máu nâu khi mang thai  là hiện tượng thường xuất hiện trong trường hợp mẹ bầu bị xuất huyết do phôi làm tổ, nhiễm nấm men và bị các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như bệnh chlamydia, lậu hoặc mụn cóc sinh dục,...

Cũng có khi là do những nguyên nhân như dọa sảy thai, thai ngoài tử cung hoặc các vấn đề nghiêm trọng khác. Hy vọng mẹ bầu có thể nhận biết dấu hiệu ra khí hư màu nâu như thế nào là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi mang thai để kịp thời xử lý.

Nguồn tham khảo

 

Đọc thêm: Ra Máu Đen Khi Mang Thai Nguy Hiểm Như Thế Nào?

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents