Bụng Căng Cứng Khi Mang Thai Tháng Thứ 6, Mẹ Bầu Phải Làm Sao?

22 thg 10 2019 15:54

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 là hiện tượng khá phổ biến ở mẹ bầu. Tuy nhiên, không phải mẹ nào cũng thực sự hiểu rõ nguyên nhân dẫn tới những lo lắng thái quá. Vì sao vậy? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý trong bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân nào khiến bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6?

Cụ thể những lý do khiến thai nhi 6 tháng tuổi bị căng cứng là do:

  • Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 do khung xương thai nhi đang phát triển: Lúc này, hệ xương của thai nhi đang phát triển và ngày càng tăng dần về kích thước. Vì vậy, khi mang thai thang thu 6 be dap nhieu hoặc bé yêu cử động thì mẹ bầu sẽ cảm nhận được những cơn gò nhẹ rất rõ. Những cơn gò gây căng cứng bụng lúc này là dấu hiệu chứng tỏ con yêu đã cứng cáp hơn nhiều.
  • Mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới và căng cứng vì tử cung lớn dần: Sự phát triển của thai nhi trong tử cung mỗi ngày một lớn sẽ làm cho diện tích tại khoang chậu và bàng quan tăng lên, từ đó gây áp lực lên tử cung. Từ đó, lại tạo áp lực mạnh mẽ lên thành bụng, gây ra hiện tượng căng cứng bụng cho mẹ bầu.

bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4 5 6

Mang thai tháng thứ 6 bị căng cứng bụng vì tử cung lớn dần

  • Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 do cân nặng của mẹ tăng quá nhanh: Mẹ bầu vốn gầy, người mỏng, bụng có ít mỡ sẽ thường có cảm giác bụng mình bị căng cứng sớm hơn là những mẹ bầu sẵn có thể trạng lớn. Đặc biệt, những cơn gò bụng từ tháng thứ 7 sẽ xuất hiện nếu mẹ bầu tăng cân nhiều và nhanh hơn vào khoảng thời gian này.
  • Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 do táo bón? Có thể mẹ bầu không biết, nhưng chứng táo bón cũng là một nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mẹ bị căng cứng bụng đấy nhé! Để hạn chế được tình trạng này, mẹ bầu nên tích cực ăn nhiều chất xơ, uống thêm nhiều nước, đặc biệt nên hạn chế ngồi nhiều một chỗ.
  • Tâm trạng mẹ bầu khi mang thai có làm bụng căng cứng? Giai đoạn mang thai khiến cho mẹ bầu có những thay đổi từ vẻ ngoài lẫn tâm lý bên trong, khiến cho bụng của mẹ bầu ngày càng căng cứng. Thay vì quá lo lắng, mẹ nên thả lỏng cơ thể, cố gắng giữ tâm trạng thoải mái vui vẻ để giúp thai nhi phát triển một cách ổn định nhất.
  • Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 4, 5, 6 có phải dấu hiệu sắp sinh? Trên thực tế, bụng căng cứng của mẹ bầu khi mang thai tháng thứ 6 là hiện tượng hết sức bình thường. Mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng nếu chẳng may gặp phải những cơn gò hay cứng bụng nhẹ. Đây hoàn toàn không phải là dấu hiệu sắp sinh như nhiều người vẫn nghĩ.

Chỉ khi triệu chứng bụng bầu bị căng cứng đi kèm với các dấu hiệu nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau nhức lưng, chuột rút,… thì mẹ bầu nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra ngay nhé.

Mẹ bầu cần làm gì nếu bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6?

Các cơn gò cứng bụng trong thời gian mang thai tháng thứ 6 tuy không gây nguy hiểm cho mẹ bầu nhưng sẽ khiến các mẹ cảm thấy khó chịu. Các chuyên gia y tế khuyên rằng, để giảm cảm giác khó chịu khi bị căng cứng, gò bụng, mẹ bầu nên thực hiện những công việc sau:

  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Nếu mẹ bầu phải thường xuyên làm việc căng thẳng, vất vả, stress thì các cơn gò sẽ xuất hiện ngày một nghiêm trọng hơn. Thay vào đó, các mẹ nên dành thời gian để ngủ nghỉ và đi lại nhẹ nhàng, đặc biệt hạn chế hoạt động mạnh để giảm thiểu áp lực lên vùng bụng.
  • Thường xuyên tập yoga: Những bài tập yoga cho bà bầu sẽ đem lại nhiều tác dụng tốt cho cơ thể của mẹ bầu. Từ đó, các cơn gò căng cứng ở vùng bụng cũng “biến mất” một cách nhẹ nhàng, thoải mái hơn.
  • Điều chỉnh chế độ ăn uống: Nếu mẹ bầu đang có chế độ ăn nhiều tinh bột, thịt cá nhưng ít rau củ và uống ít nước thì cần phải điều chỉnh ngay. Bởi lẽ, không chỉ khiến mẹ bầu bị táo bón mà còn khiến cho con yêu bị thiếu hụt vitamin và các khoáng chất cần thiết.

mang thai tháng thứ 6 bị đau bụng dưới

Điều chỉnh chế độ ăn uống giúp mẹ bầu giảm các cơn đau cứng bụng

  • Chườm nước ấm để giảm cơn căng cứng bụng: Để cho mao mạch dưới da bụng được giãn nở, mẹ bầu nên tắm bằng nước ấm dưới vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm khoảng 15 phút để thư giãn. Hoặc mẹ cũng có thể dùng một chiếc túi để chườm ấm bằng cách đặt lên bụng và thư giãn.

Kết luận

Bụng căng cứng khi mang thai tháng thứ 6 khiến cho nhiều mẹ bầu hoang mang, lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến con yêu. Thực ra, đây cũng là một hiện tượng khá bình thường. Do đó, mỗi ngày mẹ bầu nên lưu ý dành thời gian để thư giãn, giải trí và trò chuyện nhiều hơn cùng bé nhé. 

Nguồn tham khảo:

 

 

Bài viết cùng chủ đề bụng căng cứng:

Tin tức liên quan

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

Tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất 2024

15 thg 11 2024 22:23

Lựa chọn tai nghe dành cho bà bầu và thai nhi tốt nhất hỗ trợ bé phát triển hoàn thiện các giác quan đặc biệt là thính giác…
Đọc tiếp
Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

Kem chống rạn da cho bà bầu 100% thảo mộc Zcare

15 thg 11 2024 22:18

Kem chống rạn da cho bà bầu Zcare, 100% từ thảo mộc thiên nhiên đảm bảo an toàn, lành tính cho cả mẹ và bé…
Đọc tiếp
Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

Cách trị rạn da cho bà bầu hiệu quả nhất

14 thg 11 2024 16:38

Hướng dẫn cách trị rạn da cho bà bầu đơn giản, hiệu quả nhất. Ngăn ngừa, trị rạn, giả thiểu vết rạn khi mang thai và sau sinh…
Đọc tiếp
Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu hiệu quả không?

14 thg 11 2024 16:33

Dầu dừa trị rạn da cho bà bầu có hiệu quả không và sử dụng như thế nào cho đúng cách? Hướng dẫn dùng dầu dừa để ngừa và giảm rạn da!
Đọc tiếp
Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

Review kem trị rạn da cho bà bầu tốt nhất?

14 thg 11 2024 16:27

Review kem trị rạn da cho bà bầu Zcare – dòng kem ngừa rạn da với chiết xuất thảo mộc 100% đang được nhiều mẹ bầu tin chọn!
Đọc tiếp