NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT KHI MANG THAI DÀNH CHO NHỮNG CHỊ EM LẦN ĐẦU LÀM MẸ 

10 thg 11 2017 11:23

Mang thai lần đầu thường khiến cho các chị em có cảm giác mới mẻ, lạ lẫm xen lẫn hạnh phúc. Tuy nhiên, chị em cũng có không ít bối rối và lo lắng về những thay đổi bất thường, đột ngột của cơ thể. Những điều cần biết khi mang thai lần đầu dưới đây sẽ giúp cho các chị em xua tan đi nỗi lo ấy.

Dấu hiệu nhận biết mang thai sớm nhất

Thông thường, các mẹ bầu chưa có nhiều kinh nghiệm để tự phát hiện các dấu hiệu mang thai. Một trong những điều cần biết khi mang thai là các dấu hiệu phổ biến đem lại tin vui sớm cho các chị em dưới đây:

  • - Chảy máu nhẹ ở vùng kín.
  • - Đi tiểu nhiều, thường xuyên hơn.
  • - Đau đầu, nhức mỏi toàn thân. 
  • - Thân nhiệt tăng dần lên, đau tức ở ngực.
  • - Tâm trạng hay bị thay đổi thất thường.
  • - Nhạy cảm với mùi vị và hay rối loạn ăn uống.
  • - Một trong những dấu hiệu khi mới mang thai dễ nhận biết nhất đó là chị em phụ nữ thường bị chậm kinh.
  • - Và que thử thai hiện lên 2 vạch.

những điều cần biết khi mang thai lần đầu

Phải thật nhạy cảm, tinh ý mới phát hiện được mang thai sớm

Lịch khám thai định kỳ là một trong những điều cần biết khi mang thai 

Khám thai là một trong những điều quan trọng phụ nữ mang thai cần biết. Việc này sẽ giúp cả bác sĩ và ba mẹ nắm rõ được tình hình phát triển của thai nhi. Đồng thời, giúp phát hiện sớm những bất thường (nếu có) của thai nhi để đưa ra hướng giải quyết kịp thời.

Thông thường, khi mẹ có bầu nên đi khám thai mỗi tháng 1 lần theo đúng lịch hẹn của bác sĩ. Trong trường hợp mẹ quá bận hoặc vì lý do nào đó mà không thể đi khám thai thường xuyên thì cũng không được bỏ qua những cột mốc khám thai tối quan trọng sau:

- Khám thai từ tuần 11 - 13: Ngoài việc kiểm tra sự phát triển của bé, bác sĩ còn tiến hành đo độ mờ ra gáy cho thai nhi. Đây là một chỉ số quan trọng nhằm giúp phát hiện sớm bệnh Down.

- Khám thai từ tuần 21 - 24: Kiểm tra các khuyết tật bẩm sinh. Đây là thời điểm giúp bác sĩ phát hiện tất cả những bất thường ở các bộ phận như tim, cột sống, hộp sọ, phổi, thận, tay, chân,... của thai nhi một cách tốt nhất.

- Khám thai từ tuần 30 - 32: Đây là dấu mốc giúp mẹ phát hiện những dị tật xuất hiện muộn ở thai nhi như bệnh về động mạch, tim, cấu trúc não. Đây cũng là thời điểm giúp bác sĩ xác định được vị trí nhau thai, tình trạng dây rốn, nước ối,... để tư vấn cho mẹ.

nhung dieu can biet khi mang thai lan dau

Khám thai là một trong những điều quan trọng cần nhớ

- Ngoài lịch khám thai do bác sĩ hẹn, nếu mẹ bầu gặp những dấu hiệu bất thường như: ra huyết, đau quặn bụng,... thì nên đi khám ngay. Những triệu chứng này sẽ được các bác sĩ tư vấn đầy đủ để bảo vệ suc khoe ba me mang thai tốt nhất.

Những điều cần biết khi mang thai: Chế độ ăn uống cho mẹ bầu

Dinh dưỡng trong thai kỳ vô cùng quan trọng. Không hẳn là khi mang thai thì mẹ phải ăn uống nhiều gấp 2, 3 lần mà cần ăn đủ chất cho cả mẹ và sự phát triển của thai nhi. Nếu đang băn khoăn không biết an gi khi moi mang thai, mẹ bầu nên ăn các nhóm thực phẩm sau:

  • - Tinh bột: Ngũ cốc, gạo, ngô khoai, bánh mì,... Tuy nhiên, cần tránh thức ăn quá nhiều tinh bột trong 1 lần.
  • - Chất đạm: Thịt, cá, ngũ cốc, trứng, đậu,...
  • - Cần ăn nhiều trái cây, rau xanh, tránh các loại hoa quả hay nước ép quá ngọt vì quá nhiều đường, có thể gây rối loạn dung nạp đường huyết.
  • - Chất béo: Dầu thực vật, bơ, mỡ động vật,...
  • - Bổ sung canxi, sắt, axit folic, vitamin A, C, D,...
  • - Uống đủ nước từ 2 – 3 lít nước/ ngày.

Đồng thời, do chưa có kinh nghiệm mang thai, nhiều mẹ bầu đã gặp khá nhiều rắc rối trong việc chăm sóc sức khỏe bản thân và em bé. Mẹ bầu nên biết những thực phẩm trong thai kỳ nên tránh như:

  • - Rượu, bia, các chất kích thích, thuốc lá, chất gây nghiện, nước ngọt có gas.
  • - Những thực phẩm cay nóng như: Ớt, hạt tiêu, mù tạt,...
  • - Trong ba tháng đầu, mẹ bầu nên hạn chế ăn uống những thực phẩm có tính hàn như: nước dừa, rau ngót,...
  • - Những loại cá sống ở dưới tầng nước sâu có chứa nhiều thủy ngân không tốt cho thai nhi như: cá thu, cá ngừ.
  • - Những thực phẩm gây ra co thắt, làm mềm cổ tử cung như: dứa, đu đủ xanh.
  • - Những thực phẩm tái, sống có nhiều vi khuẩn như các món gỏi, tái chanh,...
  • - Thực phẩm chưa qua tiệt trùng như: thịt muối, pho mát mềm,...

Những điều cần biết khi mang thai: Thời gian sinh 

Ngày sinh thực tế rất khó chính xác mà có thể sớm hay muộn hơn ngày dự sinh. Ngày dự kiến sinh thường dựa vào việc siêu âm 3 tháng đầu hay kỳ kinh cuối, nếu mẹ có kinh nguyệt đều 28 ngày. 

Chỉ có khoảng 5 - 10% mẹ bầu sinh con đúng vào ngày dự sinh, còn lại phần lớn đều sinh con trước hoặc sau thời điểm đó. Do vậy, để đảm bảo an toàn, mẹ bầu nên đi khám thai thường xuyên, định kỳ để nắm được tình hình của bé.

Nhiều mẹ bầu khá lo lắng, hoang mang khi ngày dự sinh của mình thay đổi nhiều qua mỗi lần siêu âm. Thực tế, ngày dự sinh đã được máy tính toán dựa trên sự phát triển theo từng giai đoạn của thai nhi. 

Chính vì vậy, nếu thai nhi phát triển quá nhanh hay chậm hơn bình thường cũng đều ảnh hưởng tới kết quả. Theo kinh nghiệm mang thai, mẹ bầu cần bình tĩnh và thăm khám để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn và theo dõi thai kỳ.

nhung dieu can biet truoc khi mang thai

Ngày sinh thực tế rất khó xác định chính xác nên mẹ đừng lo lắng nhé

Những điều cần lưu ý khi mang thai lần đầu  

Với những bà mẹ mang thai lần đầu, cần đặc biệt lưu ý một số vấn đề sau đây để tránh xảy ra những hệ lụy xấu cho sức khỏe của mình:

- Không xoa bụng hay massage bụng nhiều khi đang mang thai vì có thể gây kích thích sinh non. Cần vận động nhẹ nhàng, không tập luyện các bài tập quá sức, cần xin ý kiến bác sĩ về nhung dieu tot cho thai nhi và những điều nên tránh.

- Không nên lạm dụng phương pháp siêu âm, vừa tốn kém về kinh tế lại vừa không cần thiết. Không nên tự ý sử dụng các loại thuốc, kể cả thảo dược mà không có tư vấn, kê đơn và giám sát của bác sĩ.

- Các chị em cần tránh xa những tác nhân cảm cúm để tránh phải uống nhiều thuốc và dùng kháng sinh. Nếu bị cảm, mẹ bầu hãy sử dụng các liệu pháp tự nhiên, chẳng hạn như lấy khăn ẩm ướt để đắp quanh vùng trán. Mặt khác, hãy ăn một chút cháo gà, vì trong thịt gà có chứa nhiều chất kháng khuẩn. 

Hoặc mẹ bầu cũng có thể ăn uống nhiều trái cây có vitamin C như cam, chanh, bưởi. Đặc biệt, mẹ bầu không được tự tiện uống bất cứ loại thuốc nào nếu không có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi vì, chỉ cần uống 1 viên thuốc thôi cũng có thể gây hại cho thai nhi, khiến cho bé có nguy cơ bị khiếm khuyết hoặc dị tật bẩm sinh rất cao.

- Các chị em cần tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá và các đồ uống có ga và cồn. Những chị em có thói quen sử dụng những chất kích thích có hại trên có thể làm gia tăng hàng loạt các nguy cơ cho bé như sinh non, nhẹ cân, suy dinh dưỡng, sảy thai, dị tật bẩm sinh, thậm chí còn gây thai chết lưu.

- Khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện ra những dấu hiệu bất thường của suc khoe me va be khi mang thai, từ đó có biện pháp để khắc phục.

- Nắm rõ những điều phụ nữ khi mang thai cần tránh như xoa bóp bụng, vận động mạnh, đi giày cao gót, làm việc quá sức,… Những việc này có thể gây ảnh hưởng xấu như dẫn đến động thai, sảy thai và sinh non.

- Rạn da sẽ xuất hiện từ tháng thứ 5 của thai kỳ, cho nên cách chăm sóc người mới mang thai tốt nhất là các chị em nên dùng dầu dừa hoặc các loại kem dưỡng ẩm chiết xuất từ thiên nhiên để bôi lên da ngay từ tháng thứ 4. Như vậy, đảm bảo làn da sẽ không bị rạn nứt, thâm đen, sạm khi mang thai nhé.

- Việc quan hệ tình dục trong khi mang thai cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ. Với những bà bầu lần đầu mang thai có sức khỏe không tốt, hoặc có những bất thường về nước ối, hay bị chảy máu âm đạo,… cần kiêng kỵ hoàn toàn việc quan hệ trong thai kỳ.

phụ nữ mang thai cần biết

Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc quan hệ tình dục trong khi mang thai

- Phụ nữ mang thai cần biết một số loại thuốc bổ tổng hợp dành cho bà bầu có bổ sung, cân đối đầy đủ các loại dưỡng chất, nhất là các loại vitamin B1, B2, B6 (như thuốc PM Procare) cũng có tác dụng giảm ốm nghén hiệu quả. Đồng thời, chúng còn chống thiếu hụt các loại dinh dưỡng cơ bản, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thai nhi.

- Các chị em cũng cần học hỏi những điều lưu ý khi mang thai và tham khảo các kiến thức về cách chăm sóc sản phụ và trẻ sơ sinh như: cách cho bé bú sữa mẹ, chế độ dinh dưỡng, cách tắm rửa, vệ sinh, phòng chống lây nhiễm các bệnh như nhiễm trùng rốn, viêm phế quản, viêm mắt sơ sinh,… 

Đồng thời, những kien thuc mang thai này sẽ giúp ích cho các chị em phụ nữ trong việc chăm sóc em bé sau sinh. Từ đó, các chị em sẽ luôn tự tin và lạc quan chuẩn bị cho mọi điều sắp tới.

Kết luận

Trên đây là những điều cần biết khi mang thai lần đầu, hy vọng sẽ giúp cho các mẹ bầu biết được mình nên làm những gì để bản thân và em bé có sức khỏe tốt nhất. Ngoài ra, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa dựa trên siêu âm và tình hình sức khỏe thực tế của mình. Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các thông tin về bệnh viện phụ sản để lựa chọn các gói thai sản phù hợp, chuẩn bị tốt nhất cho quá trình vượt cạn thành công, vì mục tiêu “mẹ tròn con vuông”.

Nguồn tham khảo:

 

Tin tức liên quan

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

Những thực phẩm giúp thai nhi thông minh mà mẹ bầu nên ăn

10 thg 3 2023 14:15

3 tháng đầu là giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai. Trong thời kỳ này, một số thực phẩm được cho là có thể giúp cải thiện sự phát triển trí não của thai nhi. Dưới đây là những thực phẩm mẹ bầu nên ăn để giúp con thông minh.
Đọc tiếp
Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

Tư Thế Ngồi Cho Bà Bầu Ba Tháng Đầu - Ba Tháng Giữa - Ba Tháng Cuối

26 thg 8 2020 21:40

Tư thế ngồi cho bà bầu 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối đều thực sự rất quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và sức khỏe của em bé. Vì thế, các mẹ cần chú ý ngồi và đứng đúng cách nhé.
Đọc tiếp
Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

Những Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối, Bé Sinh Ra Khỏe Mạnh Thông Minh

26 thg 8 2020 18:27

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối là những loại trái tăng cường nước ối, giúp nước ối trong, dễ đẻ, tăng cường sức đề kháng mà không làm bà bầu bị tăng cân, không bị táo bón, thai nhi khỏe mạnh và thông mình. Dưới đây là các loại trái cây mà mẹ bầu 3 tháng cuối nên ăn.
Đọc tiếp
Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

Top 10 Loại Trái Cây Tốt Cho Bà Bầu 3 Tháng Giữa Giúp Mẹ Khỏe Con Khôn

26 thg 8 2020 18:13

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng giữa, giúp mẹ bầu giảm đau lưng, chuột rút, táo bón, tăng sức đề kháng và tốt cho sự phát triển của thai nhi. Dưới đây là 10 loại trái cây tốt nhất cho các mẹ bầu nhé.
Đọc tiếp
Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

Có Nên Tắm Nắng Cho Trẻ Sơ Sinh - Kiến Thức Mẹ Buộc Phải Biết

26 thg 8 2020 18:07

Có nên tắm nắng cho trẻ sơ sinh không? Tắm nắng cho trẻ sơ sinh như thế nào mới đạt được kết quả tốt nhất? Dưới đây là những kiến thức có thể bạn chưa biết, vì thế bạn nên đọc hết đừng bỏ qua phần nào nhé.
Đọc tiếp
My title page contents